Văn hóa dân tộc, vùng miền: cá nhân người lao động sẽ chịu ảnh hưởng chung theo các giá trị văn hóa vùng miền. Khi tập hợp thành một tổ chức, các cá nhân sẽ mang theo những giá trị này. Sự khác biệt vùng, miền sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động. Do đó, khi xây dựng chính sách quản lý nguồn nhân lực cần phải quan tâm đến khía cạnh giá trị văn hóa và dân tộc, đặc biệt đối với các tổ chức có sự đa dạng về văn hóa.
Chính sách của nhà nước: mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lao động đều có thể ảnh hưởng đến động lực lao động của người lao động. Các chính sách tiền lương, bảo hiểm, quy định về trả lương làm thêm giờ, thuế thu nhập cá nhân... sẽ tác động đến các chính sách của tổ chức và tác động đến động lực làm việc của người lao động.
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội:các yếu tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, lạm phát, mức sống ở địa phương, mức độ thất nghiệp... hay các yếu tố về ổn định chính trị - xã hội đều có thể ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động trong các tổ chức. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao thì khi đó động lực làm việc của người lao động là có công việc với thu nhập ổn định, tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng thì động lực làm việc của họ sẽ khác đi, có thể là mong muốn thu nhập nâng cao hơn hoặc có cơ hội học tập, thăng tiến…
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐẠI NAM