Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 25)

Nhu cầu của người lao động: mỗi người khi tham gia vào một tổ chức đều có mong muốn thoả mãn những nhu cầu riêng của mình. Về cơ bản hệ thống nhu cầu của con người có thể chia làm hai loại đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Mỗi cá nhân khác nhau có nhu cầu khác nhau. Vì thế để tạo động lực lao động điều quan trọng đầu tiên là phải biết được người lao động muốn gì từ công việc mà họ đảm nhận từ đó có các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu.

Đặc điểm tính cách của người lao động: các đặc điểm về giới tính, tuổi tác, tính cách, tôn giáo…đều ảnh hưởng tới hành vi làm việc của người lao động. Ví dụ người trẻ tuổi thường thích mạo hiểm, sáng tạo. Tuổi càng tăng người ta càng xét đoán tình huống chín chắn thận trọng hơn… Các nhà quản lý khi biết được đặc tính

cá nhân của mỗi người lao động trong doanh nghiệp mình thì nó sẽ là cơ sở để họ tìm ra cách đối xử và sử dụng tốt hơn.

Năng lực và nhận thức về năng lực của bản thân người lao động: năng lực làm việc của người lao động bao gồm tất cả các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động phù hợp với yêu cầu công việc, nó có được một phần là do bẩm sinh hoặc do được rèn luyện trong quá trình lao động. Đánh giá đúng năng lực của người lao động là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhất nhân viên trong doanh nghiệp mình. Một người lao động sẽ thấy thoải mái hơn khi họ được giao những công việc phù hợp với khả năng và năng lực của mình và ngược lại. Thông thường, nếu người lao động có trình độ, năng lực làm việc tốt có khả năng hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả thì yêu cầu họ đặt ra với công việc sẽ cao hơn. Chính vì vậy mà động lực lao động của họ cũng cao hơn.

Thái độ và quan điểm của người lao động đối với công việc và tổ chức làm việc: là sự thoả mãn công việc hay mức độ tham gia công việc của người lao động, nó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến động lực làm việc của người lao động. Nếu người lao động thực sự mong muốn gắn bó với tổ chức hay có sự thích thú và say mê công việc của mình thì động lực làm việc của họ sẽ rất lớn.

Tình trạng kinh tế của người lao động: tình trạng kinh tế khác nhau tác động rất lớn đến nhu cầu của người lao động trong công việc. Tùy thuộc vào tình trạng kinh tế của mỗi cá nhân mà mức thu nhập thu được được đánh giá về mức độ quan trọng khác nhau. Công việc được trả thu nhập cao là yếu tố tạo động lực lao động chính ở những nước có nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)