Việc hoàn thành tốt công việc yêu cầu, có những đóng góp, sáng kiến cải tiến góp phần nâng cao hình ảnh và kết quả kinh doanh của công ty…là những thành tích trong công việc, điều này tạo cho nhân viên thực hiện cảm giác hài lòng, động viên họ làm việc hăng say hơn.
Bảng 2.23: Đánh giá về mức độ tạo động lực đối với thành tích đạt được tại công ty
STT Nội dung thấpRất Thấp thườngBình Tươngđối cao
Cao ĐiểmTB
1 Các thành tích đạt được 0 1 11 6 1 3.37
2 Có các sáng kiến, ý tưởngmới trong giải quyết công việc hiệu quả hơn
0 0 10 6 3 3.63
3 Kết quả công việc 0 1 10 8 0 3.37
(Các mức độ tạo động lực được đánh giá theo thang điểm: Rất thấp 1 điểm, Thấp 2 điểm, Bình thường 3 điểm, Tương đối cao 4 điểm, Cao 5 điểm)
(Nguồn: Khảo sát của học viên, 2014) Tại DNSE, theo khảo sát, đa số nhân viên cảm thấy tạm hài lòng về thành tích đạt được, đặc biệt trong quá trình làm việc có nhiều ý kiến được đề xuất để tăng chất lượng dịch vụ công ty được vận dụng, đóng góp tích cực vào việc xây dựng hình ảnh công ty, tiêu chí này được đánh giá khá cao 3.63 điểm.
Mặc dù vậy, theo phỏng vấn (phụ lục 01) và khảo sát, đa số nhân viên chỉ đánh giá kết quả công việc (3.37 điểm) và thành tích đạt được (3.37 điểm) ở mức độ bình thường, công ty chưa có những đánh giá mang tính định lượng để gắn thành tích đạt được với mức hỗ trợ tương ứng về lương, thưởng nên gây ra sự không hài lòng trong một bộ phận nhân viên. Dù có đạt được thành công gì trong công việc nhưng quy trình thăng tiến hay các cơ hội phát triển nghề nghiệp còn khá mơ hồ với nhân viên. Đây là một vấn đề quan trọng cần phải khắc phục trong thời gian tới.