Sự thăng tiến

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 68)

Theo điều tra khảo sát và phỏng vấn nhân viên tại DNSE (phụ lục 01), mọi người đều đánh giá rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thăng tiến là thâm niên công tác (4.37 điểm) tiếp đó là vị trí đang công tác (4.26 điểm). Bằng cấp và mối quan hệ tốt trong tập thể cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thăng tiến (đều được 4.05 điểm). Ở DNSE thì năng lực, sở trường (3.79 điểm) và mức độ hoàn thành công việc (3.11 điểm) không phải là những yếu tố quan trọng tác động đến sự thăng tiến.

Bảng 2.29: Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong công ty

STT Nội dung Khôngquan

trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Điểm TB

1 Mức độ hoàn thành công việc 1 10 6 2 0 2.47

2 Thâm niên công tác 0 0 1 10 8 4.37

3 Năng lực, sở trường 0 1 6 8 4 3.79

4 Bằng cấp 0 0 4 10 5 4.05

5 Quan hệ tốt trong tập thể 0 0 5 8 6 4.05

6 Ví trí đang công tác 0 0 3 8 8 4.26

(Các mức độ được đánh giá theo thang điểm: Không quan trọng 1 điểm, Ít quan trọng 2 điểm, Bình thường 3 điểm, Quan trọng 4 điểm, Rất quan trọng 5 điểm)

Mặc dù đã đánh giá những tiêu chí được xem là quan trọng nhất để có thể thăng tiến, tuy nhiên theo đánh giá cơ hội thăng tiến cho nhân viên ở DNSE là gần như không có, thiếu sự công bằng và hợp lý (1.84 điểm). Khi có nhu cầu cần tìm vị trí lãnh đạo cấp cao hơn, ví dụ trưởng phòng, phụ trách bộ phận, phó giám đốc, giám đốc bộ phận, ban lãnh đạo công ty đều tuyển người ở bên ngoài về, có thể làm chức vụ tương đương ở công ty khác hoặc có mối quan hệ với các lãnh đạo từ trước đó.

Bảng 2.30: Đánh giá về mức độ tạo động lực đối với công tác đề bạt, thăng tiến trong công ty

STT Nội dung thấpRất Thấp thườngBình Tươngđối

cao Cao

Điểm TB

1 Cơ hội thăng tiến là công

bằng và hợp lý 10 3 5 1 0 1.84

2 Các tiêu chí đánh giá là rõràng và hợp lý 6 4 4 3 2 2.53 3 Những người được đề bạtlà xứng đáng 0 2 7 7 3 3.58

4 Sự thăng tiến trong công ty 2 10 7 0 0 2.26

(Các mức độ tạo động lực được đánh giá theo thang điểm: Rất thấp 1 điểm, Thấp 2 điểm, Bình thường 3 điểm, Tương đối cao 4 điểm, Cao 5 điểm)

(Nguồn: Khảo sát của học viên, 2014) Chính vì vậy cơ hội để nhân viên công ty phấn đấu có một vị trí cao hơn là không có. Mọi người đều rất không đồng ý về công tác đề bạt, thăng tiến tại công ty. Nhiều người có kinh nghiệm và thâm niên làm việc tại công ty sau nhiều nỗ lực không được ghi nhận xứng đáng đã rời công ty. Đây là một sự lãng phí nhân lực rất lớn, đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Nguyên nhân của việc này một phần là do ban lãnh đạo chưa thực sự tin tưởng đội ngũ nhân viên của mình, do chưa có các tiêu chí đánh giá rõ ràng (2.53 điểm) nên việc ghi nhận thành tích là không chính xác, một phần là khi mời những người lãnh đạo bên ngoài về là vì mục tiêu mở rộng các mối quan hệ. Thực tế cho

thấy việc mời lãnh đạo bên ngoài về tiềm ẩn khá nhiều rủi ro do ban lãnh đạo chưa thực sự hiểu rõ cá tính và đạo đức nghề nghiệp của họ, bản thân công ty đã xảy ra trường hợp mời phụ trách bộ phận dịch vụ khách hàng về làm việc, tận dụng kẻ hở của công ty họ đã lợi dụng và chiếm đoạt một số lượng tiền lớn.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp là yếu tố động viên nhân viên làm việc vì tương lai của bản thân và nghề nghiệp, nếu thực hiện tốt vấn đề này thì sẽ thúc đẩy động lực làm việc của họ, đáng tiếc là công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam chưa thực hiện được điều này.

Nhân viên công ty đánh giá yếu tố sự thăng tiến là rất thấp (2.56 điểm) và đây hoàn toàn không phải là một yếu tố để tạo động lực làm việc cho nhân viên DNSE.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 68)