Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả công việc rõ ràng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 81)

Việc đánh giá kết quả công việc đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ là căn cứ để xét tăng lương, thưởng, thăng chức…. và tạo ra một cơ chế làm việc công bằng, bình đẳng giữa tất cả nhân viên, chính vì vậy công ty cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

Để có thể đánh giá kết quả công việc rõ ràng, cần phải tiến hành xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí, từng chức danh. Bản mô tả này cần phải nêu rõ vai trò của từng cá nhân trong công việc và bộ phận, trách nhiệm cụ thể là gì, đây là cơ sở đề hình thành nên các tiêu chí đo lường kết quả công việc. Để việc xây dựng bản mô tả công việc hiệu quả, chính xác, công ty cần để những nhân viên có thâm niên, kinh nghiệm vào cùng tham mưu, vì chính họ là người hiểu hơn ai hết ở vị trí đó cần phải làm gì và có những trách nhiệm gì đối với công việc.

Tiếp theo là cần phải xây dựng hệ thống đánh giá kết quả công việc. Vì việc đánh giá kết quả công việc vô cùng quan trọng nên hệ thống này cần phải được thiết kế một cách khoa học, phản ánh chính xác kết quả công việc. Phòng hành chính nhân sự của công ty cần thông báo rõ ràng và cụ thể tới toàn bộ nhân viên hiểu rõ mục đích của việc đánh giá, từ đó có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh.

Thực tế từ khi hoạt động đến nay công ty chưa xây dựng cho mình một chương trình đánh giá kết quả công việc cụ thể, tất cả chỉ mang yếu tố cảm tính, nguyên nhân là do ban lãnh đạo công ty chưa xác định được sự cần thiết của hệ thống đánh giá này, chính vì vậy công tác lương, thưởng, đề bạt… của công ty tồn tại nhiều bất cập, không rõ ràng, mang tính cào bằng, triệt tiêu sự cố gắng và động lực của nhân viên. Vì vậy hệ thống đánh giá kết quả công việc này cần phải phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc của nhân viên, đồng thời phải gắn kết quả đánh giá đó với việc trả lương, thưởng nhằm đảm bảo công bằng và làm động lực thúc đẩy họ làm việc.

Học viên đề xuất hệ thống đánh giá này bao gồm 4 bước,như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng đánh giá phù hợp, đó là:

 Tổng giám đốc

 Phó Tổng giám đốc

 Giám đốc bộ phận

 Trưởng phòng.

Bước 2: Đánh giá kết quả thực hiện công việc (thang điểm đánh giá từ 1-60, mỗi tiêu chí tối đa 12 điểm)

 Tính chất, mức độ quan trọng công việc

 Khối lượng công việc thực hiện

 Cách thức tiến hành

 Kết quả yêu cầu

 Mức độ hoàn thành công việc được giao (có thang đo, đánh giá cụ thể theo đặc thù của từng phòng, ban)

Bước 3: Đánh giá về ý thức làm việc và tuân thủ nội quy (thang điểm đánh giá từ 1-40, mỗi tiêu chí tối đa 10 điểm)

 Thái độ, hành vi trong quá trình làm việc

 Kỹ năng, kinh nghiệm

 Khả năng làm việc nhóm và khơi dậy tinh thần làm việc đồng nghiệp

 Có ý tưởng, sáng kiến xuất sắc trong quá trình làm việc Bước 4: Đưa ra kết luận và đánh giá

 Đánh giá theo thang điểm nhân viên đạt được:

80-100 điểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

60-80 hoàn thành tốt nhiệm vụ

50-60 hoàn thành nhiệm vụ

1-49 chưa hoàn thành nhiệm vụ  Nhận xét dựa trên kết quả đạt được

 Đề xuất

Chu kỳ đánh giá: tiến hành theo từng quý.

Sau khi tiến hành đánh giá, công ty sẽ công bố kết quả đánh giá cho nhân viên được biết và đồng thời đưa ra những lời khuyên và góp ý để cải thiện thành tích của nhân viên, góp phần vào nâng cao kết quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)