- Bộ phận kĩ thuật, bảo dưỡng, bảo trì:
2.2.2.2. Thực trạng đánh giá công tác tổ chức mua hàng của khách sạn Fortuna Hano
Thông thường công tác đánh giá tổ chức mua hàng của khách sạn được đánh giá thương xuyên và theo nhiều cách như đánh giá công tác tổ chức mua hàng theo kết quả mua hàng và đánh giá theo quá trình mua hàng.
•Đánh giá theo kết quả mua hàng.
Việc đánh giá theo kết quả mua hàng được dựa trên các tiêu chuẩn của khách sạn như: Chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, các yếu tố kỷ thuật, chi phí… Từ đó so sánh giữa kế hoạch và thực hiện những tiêu chí đánh giá đo để đưa ra những kết luận về công tác tổ chức mua hàng. Rút ra những kinh nghiệm những bài học cho công tác mua hàng tiếp theo và tiếp tục phát huy hoàn thiện hơn nữa những mặt mạnh của mình.
•Đánh giá theo quá trình mua hàng.
Quá trình mua hàng đuợc đánh giá từ khi nghiên cứu nhu cầu và xây dựng kế hoạch mua hàng điều đó giúp cho quá trình mua hàng giảm bớt những rủi ro và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tiếp đến là quá trình kiểm tra kho và lượng hàng hóa
còn thiếu, nhằm giúp cho khách sạn nắm được tình hình hàng tồn kho và kế hoạch
mua có hợp lý không để điều chỉnh kịp thời, cũng như kiểm kê, kiểm tra hàng hóa còn tồn có đảm bảo yêu cầu về chất lượng hay không…Tiếp theo nữa là đánh giá công tác tổ chức mua hàng. Từ khâu tìm kiếm lựa chọn nhà cung cấp ra sao? Có đáp ứng những nhu cầu mua hàng của khách sạn hay không? Nhà cung cấp đó có đảm bảo uy tín, chất lượng và thời gian giao hàng không? Để từ đó có nhận xét đánh giá đúng đắn khi ký kết hợp đồng cũng như sau hợp đồng là giao nhận và thanh toán tiền hàng. Qua đó chúng ta có thể thấy công tác đánh giá mua hàng được thực hiên đồng bộ giữa các phòng ban với nhau và chính vì sự đồng bộ đó tạo nên hiệu quả trong công tác mua hàng của khách sạn. Việc đánh giá công tác mua hàng được diễn ra và từ đó, giúp cho nhân viên mua hàng cũng như khách sạn nắm bắt được tình hình cũng như có sự điều chỉnh kịp thời trong công tác mua hàng nói chung và công tác tổ chức mua hàng nói riêng.