- Hệ thống luật và văn bản TMĐT
Hệ thống pháp luật TMĐT luôn là mối quan tâm lo ngại của nhiều doanh nghiệp và khách hàng khi tham gia giao dịch TMĐT. Cuối năm 2008, khung pháp lý cho TMĐT tại Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, với nền tảng chính là những văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống luật Giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, luật CNTT và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng tạo nên một hành lang pháp lý khá thuận lợi cho việc triển khai các khía cạnh liên quan đến hạ tầng CNTT của hoạt động ứng dụng TMĐT. Nắm bắt được điều này Cucre.vn cũng nhìn thấy được những cơ hội riêng cho mình và cũng đã mạnh dạn mở rộng kinh doanh.
Tình hình an ninh chính trị trong nước tiếp tục ổn định là nền tảng để các doanh nghiệp nói chung, dự án Cucre.vn nói riêng khắc phục những khó khăn trước mắt, ổn định hoạt động kinh doanh.
Có thể nói đến hết năm 2010, khung pháp lý về TMĐT về cơ bản đã được hình thành. Tuy nhiên, do TMĐT là một lĩnh vực mới và có sự phát triển vô cùng nhanh chóng nên việc chi tiết hóa các quy định về giao dịch điện tử đối với các hoạt động liên quan đến TMĐT còn chậm, hạn chế sự phát triển của lĩnh vực này, như vấn đề chữ ký số, hóa đơn điện tử, giải quyết tranh chấp,v.v…Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành còn nhiều bất cập, sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp của Nhà nước còn thấp, ví dụ như các quy định về chống thư rác, cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT,v.v…
Việc chậm ban hành các văn bản pháp luật và các nghị định hướng dẫn thực hiện, cũng như các quy định chưa rõ ràng liên quan đến thương mại điện tử là khó khăn chung đối với hầu hết các doanh nghiệp. Hành lang pháp lý chưa minh bạch khiến cho các bước đi của doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn và có thể gặp nhiều rủi ro trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Chính vì vậy việc ban hành các văn bản luật pháp liên quan đến ngành là vô cùng cần thiết và quan trọng tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.
- Hạ tầng công nghệ
Để có thể thực hiện các hoạt động bán lẻ trên ĐTDĐ, yếu tốt công nghệ là vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp muốn đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh
của mình thì không chỉ là vấn đề về cơ sở hạ tầng mạng, băng thông của nước đó mà các phương tiện để bán lẻ cũng phải được phát triển.
Hiện nay, số lượng smartphone được bán ra đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi tạo cho các các nhà bán lẻ một phương tiện để bán lẻ điện tử mới. Bởi smartphone là điện thoại được xem như là một chiếc máy tính thu nhỏ trong tay người dùng, hỗ trợ cho người dùng trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như tích hợp email công ty, email cá nhân, hỗ trợ tối đa các mạng xã hội, cũng như phục vụ nhu cầu giải trí lướt web, chat, nghe nhạc, đọc báo. Có thể nói số lượng người dùng smartphone tại Việt Nam ngày càng tăng trưởng thúc đẩy các công ty khai thác các ứng dụng trên di động trong đó có bán lẻ hàng hóa.
Bên cạnh đó, thị trường viễn thông di động tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ buộc các nhà cung cấp phải luôn nâng cao công nghệ để đáp ứng như cầu và lưu lượng người sử dụng. Cho tới thời điểm này, Việt Nam đã có 7 nhà cung cấp dịch vụ và cùng với đó là 2 hệ thống hạ tầng mạng, được đầu tư xây dựng tại các trạm BTS tổng đài và truyền dẫn đến trạm. Để chất lượng dịch vụ cung cấp được đảm bảo, hầu như các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt mục tiêu mở rộng vùng phủ sống lên hàng đầu, hàng trăm nghìn trạm đã được lắp đặt, chất lượng dịch vụ đã được cải thiện đáng kể.
Thế hệ mạng đầu tiên ở Việt Nam là GSM cho phép truyền tải dữ liệu với dung lượng không cao. Tuy nhiên đến năm 2007, dịch vụ GPRS – dịch vụ cho phép truyền tải dữ liệu với dụng lượng cao hơn đã được viettel triển khai – là mạng di động đầu tiên cung cấp dịch vụ này trên toàn quốc. Dịch vụ GPRS cho phép các thuê bao di động có thể truy cập internet, gửi và nhận email, chatting, truy cập vào WAP. Đến năm 2009, Bộ thông tin và truyền thông đã tiến hành cấp phép cho các nhà khai thác mạng được nâng cấp lên thành mạng chuẩn 3G. Hiện nay nước ta có 7 nhà cung cấp dịch vụ 3G, trong đó có các mạng lớn như: Viettel, Mobifone, Vinaphone, EVN và S-Fone. Trong đó trừ S-Fone thì còn lại đều sử dụng thiết bị băng tầng GSM. Việc nâng cấp lên mạng chuẩn 3G, mạng dịch vụ di động băng thông hẹp truyền thống sẽ chuyển sang các dịch vụ băng thông rộng đa phương tiện (bao gồm video, internet di động,..) với tốc độ truy cập cao hơn so với GPRS, giúp người dùng có thể thực hiện cuộc gọi điện thoại có hình, xem phim hoặc truyền hình trực tiếp, truy cập internet từ di động. Các nhà mạng di động cho biết, trong khoảng 1 năm trở về đây số lượng khách hàng sử dụng điện thoại smartphone tăng lên nhanh chóng. Theo ước tính thì gần một nửa số điện thoại bán ra trên thị trường
hiện nay là smartphone. Với doanh số bán ra ngày càng tăng của điện thoại smartphone đã và đang tạo điều kiện cho dịch vụ 3G tại Việt Nam phát triển.
Như vậy, với sự tăng số lượng người sử dụng điện thoại smartphone tại Việt Nam cũng như việc chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông di động sẽ tạo cơ hội cho bán lẻ trên điện thoại di dộng phát triển hơn nữa cùng với sự hoàn thiện về chất lượng và tính năng của các ứng dụng di động.
- Điều kiện kinh tế
Môi trường kinh tế có một vai trò vô cùng quan trọng khi nó có khả năng tác động tới mọi thị trường. Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, giá cả, lạm phát, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái đều có khả năng ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 và những năm 2010 - 2011 nước ta phải chịu những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên từ năm 2012 - 2013 nền kinh tế đang có dấu hiệu của sự tăng trưởng trở lại. Năm 2013, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,49%, tháng 11 tăng 0,4%, 11 tháng tăng 5,54% và ước cả năm tăng 6,2 - 6,3%, đây là mức tăng thấp trong 10 năm qua và các chuyên gia kinh tế cho rằng sức mua của người tiêu dùng là nguyên nhân chính làm lạm phát giảm.
Trong khi nền kinh tế đang khó khăn, các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống đã dần phải chuyển sang các mô hình kinh doanh TMĐT để có thể duy trì hoạt động kinh doanh và sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Sự phát triển của nền kinh tế năm 2013 là cơ hội để các doanh nghiệp bán lẻ khai thác tốt hơn những lợi ích của bán lẻ điện tử mang lại và triển khai mạnh hơn các hoạt động marketing điện tử trên thị trường TMĐT.
Ngoài ra các chính sách mở cửa nền kinh tế và chiến lược phát triển nền kinh tế của Chính phủ đã tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Thương mại điện tử nói riêng. Sự phát triển của nền kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và số lượng người sử dụng các thiết bị di động ngày càng nhiều. Đó là dấu hiệu cho thấy thị trường bán lẻ trên ĐTDĐ là thị trường tiềm năng mà dự án Cucre.vn cần khai thác mạnh hơn.
- Yếu tố văn hóa xã hội
Trình độ văn hóa ngày càng cao, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì việc sở hữu những chiếc ĐTDĐ hay các thiết bị di động không còn là điều quá khó. Theo Naveen Tewari, CEO và đồng sáng lập InMobi “Ngày nay, các thiết bị di động đã ăn sâu vào từng góc cạnh của cuộc sống hiện đại. Người sử dụng di động luôn hoạt động online, lướt web mọi lúc mọi nơi, nào là khi đang quây quần bên gia đình, đang tham dự một sự kiện, đang ở trên các phương tiện giao thông công cộng hay đang đi mua sắm.”
Cách đây khoảng 2 năm, lượng người dùng smartphone không nhiều và đó dường như chỉ là món hàng dành cho những người có tiền và sành điệu do mức giá trung bình khoảng 7 – 10 triệu đồng/mẫu điện thoại. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, đi đâu, gặp ai cũng có thể thấy sự hiện diện của smartphone. Hàng ngày hàng giờ, mọi lúc mọi nơi, đáp ứng nhiều loại nhu cầu là những đặc tính đặc biệt của chiếc ĐTDĐ. Bên cạnh đó, không chỉ giải quyết nhu cầu liên lạc, nghe gọi, nhắn tin, sự xuất hiện của các dòng smartphone đã mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam nhiều tiện ích và sự giải trí.
Trong một họp báo công bố chiến lược mới trong năm 2014 hãng tại VN, ông Christopher Beselin, Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam cho biết, “Mua sắm thông qua ứng dụng trên smartphone sẽ là khuynh hướng chính trong thương mại điện tử năm 2014 tại Việt Nam”.
Cũng theo thống kê mới nhất chỉ ra rằng, từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2014, người dùng tại Việt Nam mua sắm bằng hình thức thông qua ứng dụng trên smartphone tăng gần 200%. Điều đó cho thấy người dùng Việt ngày càng thích mua sắm bằng ứng dụng trên ĐTDĐ thông minh hơn là trên máy tính.
Nhận thức được xu hướng chung của xã hội, Cucre.vn đã biết nắm bắt cơ hội từ thị trường bán lẻ tiềm năng này. Cucre.vn đã xây dựng các chiến lược đẩy mạnh bán lẻ hàng hóa của mình trên ứng dụng di động, giúp nhiều khách hàng tiếp cận với ứng dụng mua sắm của Cucre.vn và mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm mua sắm thật thoải mái, dễ dàng.
Khách hàng là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường đã và đang đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thứ. Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một loại hàng hóa hay dịch vụ.
Nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng tới sự thành bại của ứng dụng mua sắm di động. Cucre.vn đã không ngừng hoàn thiện các chính sách bán hàng và thu hút khách hàng nhằm đưa khách hàng gắn bó hơn với kênh bán lẻ trên ĐTDĐ mới của Cucre.vn. Bên cạnh đó, Cucre.vn đã thiết lập các ứng dụng di động phù hợp cho từng hệ điều hành Android, IOS và Windowphone nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi khách hàng. Các ứng dụng cũng cung các thông tin sản phẩm dịch vụ như trên website của Cucre.vn, có giỏ hàng cho phép khách hàng mua và thanh toán nhiều sản phẩm cùng lúc, cá nhân hóa việc mua hàng, theo dõi đơn đặt hàng và cả hồ sơ lịch sử đặt hàng.
Hiện nay những khách hàng mua hàng trên ĐTDĐ của Cucre.vn đa số là những người trong độ tuổi 15-34, tập khách hàng này chiếm khoảng 30% lượng khách hàng mua hàng trên tổng các kênh bán lẻ của Cucre.vn. Vì mô hình bán lẻ Cucre.vn là bán lẻ trực tuyến và có hình thức giao hàng tận nơi cho mọi người khách hàng trên toàn quốc, do vậy mọi khách hàng trên 3 miền đều có thể trở thành khách hàng của Cucre.vn. Và khách hàng trên kênh bán lẻ di động cũng vậy, chỉ cần họ có chiếc ĐTDĐ có thể cài đặt ứng dụng mua sắm Cực Rẻ và truy cập được vào website phiên bản di động là đã có thể trở thành khách hàng của Cucre.vn.
- Đối thủ cạnh tranh
Để đưa ra các chiến bán lẻ trên ĐTDĐ hiệu quả thì công ty cần phải xem xét, phân tích các hoạt động bán lẻ trên diện thoại của các đối thủ cạnh tranh. Các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh và kinh doanh các mặt hàng như Cucre.vn đó là muachung.vn, hotdeal.vn …và họ đang là đối thủ chính của Cucre.vn. Nhìn chung, các đối thủ cạnh tranh của Cucre.vn đã có các chiến lược bán lẻ trên thị trường di động do vậy đây cũng là một khó khăn mà công ty gặp phải khi tiến hành đẩy mạnh bán lẻ hàng hóa trên ĐTDĐ.
Hơn nữa, ngày càng nhiều nhà bán lẻ trên toàn thế giới gia nhập vào thị trường Việt Nam, điển hình là lazada.vn và zalora.vn. Họ đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt về dịch vụ và hậu mãi dành cho người tiêu dùng. Tương lai người dùng tại Việt
Nam sẽ chứng kiến nhiều nhà bán lẻ tập trung hỗ trợ bán hàng tốt nhất thông qua các ứng dụng trên di động và hơn thế tính chuyên nghiệp sẽ được đặt lên hàng đầu.
Để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển mạnh trên thị trường bán lẻ Việt Nam, Cucre.vn cần phải biết nắm bắt và đưa ra các chiến lược phát triển ứng dụng di động của mình dựa vào các thành quả của công nghệ di động để ngày càng tạo nên sự trải nghiệm mới, hiểu được ngay cả những khách hàng khó tính nhất, cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng nhằm cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trong nước.