Ở các nước phương tây có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và khả năng ứng dụng công nghệ vào bán lẻ được họ tối ưu rất cao, điển hình ở Mỹ thì bán lẻ trên ĐTDĐ được họ triển khai từ rất sớm và giờ đây nó trở thành kênh bán lẻ mà ai cũng biết.
Theo comScore, quý I/2013 doanh thu của thị trường TMĐT ở Mỹ tăng 13%, trong đó thói quen mua sắm trên thiết bị di động dần định hình rõ hơn xu hướng tiêu dùng mới. Doanh thu từ thị trường TMĐT trên ĐTDĐ đạt 5,9 tỉ USD, ở mức 11% trong tổng số doanh thu của ngành TMĐT bán lẻ tại Mỹ và tăng 8% so với mức năm ngoái.
Lượng truy cập Internet từ ĐTDĐ tăng nhanh liên tục theo từng tháng. Tính riêng trong tháng 3, 48% thời gian trực tuyến của người dân Mỹ đến từ thiết bị di động. Năm 2013, số lượng người sở hữu smartphone đã vượt qua mốc 137 triệu. Con số này sẽ tiếp tục tăng khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ featurephone sang smartphone, từ máy tính xách tay sang thiết bị di động.
Sự bùng nổ về cả số lượng và chất lượng của smartphone đã khẳng định vị trí quan trọng của nó trong cuộc sống của mọi người tiêu dùng ở Mỹ, đặc biệt ảnh hưởng tới thói quen mua sắm trực tuyến trên máy tính cá nhân đang dần được chuyển sang xu hướng mua sắm qua smartphone. Và tất nhiên, những nhà bán lẻ lớn trên thế giới đã nhạy bén sớm tận dụng xu thế này để quảng bá và bán sản phẩm. Họ lần lượt đầu tư mạnh mẽ vào thương mại điện tử trên di động và gặt hái được những kết quả rất khả quan và nhận được sự hưởng ứng tốt từ phía người tiêu dùng. Nhóm 50 nhà bán lẻ hàng đầu tại Mỹ như Amazon, Walmart, eBay... đã mở rộng trung bình 45% lượng khách hàng mua sắm tiềm năng trên ĐTDĐ, số liệu khảo sát từ ComScore.
Hình 2.1: Số lượng người tiêu dùng truy cập vào 10 website thương mại điện tử hàng đầu của Mỹ trên các thiết bị máy tính và ĐTDĐ, tỉ lệ thời gian khách
hàng truy cập vào ứng dụng mua sắm và website phiên bản di động.
(Nguồn: ComScore, 9/2013)
Theo biểu đồ trên cho thấy các nhà bán lẻ lớn ở Mỹ đều đã có website phiên bản di động và ứng dụng mua sắm cho website bán lẻ của họ. Đứng đầu là Amazon.com với tỉ lệ người truy cập qua điện thoại lớn vào ứng dụng mua sắm và website phiên bản di động là hơn 50% và thời gian khách hàng của họ truy cập vào ứng dụng di động chiếm 70% thời gian họ mua sắm trên chiếc ĐTDĐ. Còn người tiêu dùng của Apple dành đến 99% thời gian mua sắm trên ứng dụng mua sắm, có lẽ ứng dụng mua sắm của Apple có nhiều tính năng nổi bật khiến người dùng ưu thích hơn website phiên bản di động.
Các mặt hàng thuộc các lĩnh vực được khách hàng ở Mỹ tìm kiếm khi mua hàng trên ĐTDĐ như: thời trang và phụ kiện thời gian, thể thao và tập thể dục, điện tử hàng tiêu dùng (bao gồm cả các linh kiện máy tính cá nhân), hoa, thiệp, quà tặng…
Còn ở các nước Châu Á Thái Bình Dương, bán lẻ trên ĐTDĐ cũng đang từng phát triển triển, điển hình là ở Trung Quốc, một trong những nước có hoạt động TMĐT mạnh nhất trên thế giới.
Hình 2.2: Tỉ lệ người tiêu dùng mua hàng hóa trên ĐTDĐ trên 14 nước ở Châu Á - Thái Bình Dương
(Nguồn: MasterCard, 2/2014)
Biểu đồ phía trên là tỉ lệ người tiêu dùng mua sắm trên ĐTDĐ trên các thị trường bán lẻ hàng đầu ở Châu Á – Thái Bình Dương, tỉ lệ người sử dụng cao nhất là ở Trung Quốc chiếm tới 59.4% lượng người tiêu dùng trên cả nước. Một số nước có tỉ lệ người tiêu dùng trên ĐTDĐ tăng kể từ năm 2012 như Đài Loan là 45,2% (tăng 17%), Ấn Độ là 47.1% (tăng 16,8%) và Philippines là 32.8% (tăng 11,4%).
Mặt khác, người tiêu dùng từ New Zealand (15,0%), Nhật Bản (22,9%) và Australia (24,8%) cho thấy ý định thấp nhất về mua hàng hóa qua smartphone của họ.
Các mặt hàng được đặt mua nhiều trên điện thoại như: Quần áo và phụ kiện thời trang (26,0%) đứng đầu danh sách các mặt hàng được mua thông qua smartphone, tiếp theo là các ứng dụng (22,4%) và âm nhạc (18,8%).
Như vậy, bán lẻ trên ĐTDĐ hiện nay đang phát triển trên nhiều nước và nó là xu hướng tất yếu của ngành bán lẻ khi mà sự vươn lên của ngành công nghệ di động đang có những bước tiến nhanh chóng. Người tiêu dùng ở các nước phát triển có nhận thức sớm hơn về lợi ích của ĐTDĐ trong mua sắm, họ thấy thích thú và chấp nhận dễ dàng hình thức mua sắm này. Hơn nữa hệ thống bảo mật và sự an toàn thông tin, khả năng thanh toán trực tuyến ở các nước này rất an toàn do đó người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm với giao dịch mua sắm trực tuyến. Đó là những yếu tố mà nước ta cần phải học hỏi và khắc phục những hạn chế ảnh hưởng đến bán lẻ để đẩy mạnh bán lẻ hàng hóa trên ĐTDĐ trong nước.