Về trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45)

SVSP học những năm cuối nhận thức về các giá trị đạo đức không có sự khác biệt so với nhóm sinh viên học những năm đầu về vấn đề này (năm đầu = 2.66 so với năm cuối = 2.62).

Tuy nhiên, khi xét đến từng mối quan hệ và từng giá trị trong mỗi quan hệấy, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều sự khác nhau trong nhận thức của mỗi nhóm khách thể, và nhận thức của SVSP học những năm đầu tích cực hơn SVSP học ở những năm cuối. Cụ thể:

• Trong mối quan hệ với xã hội, tất cả các giá trịđược sinh viên học năm đầu lựa chọn cao hơn so với sự lựa chọn của sinh viên học những năm cuối (xem bảng 2.3.2.c1). Điều này có thể được giải thích do sự khác nhau về trình độ tri thức, kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm, chiêm nghiệm các giá trị đạo đức của sinh viên. Có thể do cách nhìn về cuộc sống, về nghề nghiệp tương lai không còn nhiều “màu hồng” như lúc vừa rời ghế nhà trường phổ thông để bước chân vào đại học. Các bạn phải đi làm thêm kiếm tiền chi tiêu cho cuộc sống, phải vượt qua rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập ở đại học và sự lo lắng đến việc làm, nơi làm việc, đồng thời phạm vi giao tiếp được nới rộng, vì thế, sinh viên học năm cuối nhìn cuộc sống thận trọng và khắt khe hơn sinh viên học năm đầu.

Bảng 2.3.2.c1. So sánh theo trình độđào tạo với quan hệ xã hội

Giá trị đạo đức Sinh viên năm đầu

Sinh viên

TB ĐLC TB ĐLC

Tin tưởng vào xã hội 2.33 0.61 2.21 0.74 7.933 0.005 Biết ơn thế hệ trước 2.91 0.36 2.81 0.46 22.767 0 Tự hào dân tộc 2.89 0.40 2.82 0.45 9.145 0.003 Thương người 2.80 0.43 2.69 0.54 22.963 0 Chấp hành luật pháp 2.88 0.36 2.82 0.44 7.829 0.005 Đoàn kết trong cộng đồng 2.72 0.53 2.60 0.57 10.884 0.001

• Trong mối quan hệ với gia đình

Kết quả thống kê (ở bảng 11, Phụ lục 1) cho thấy chỉ có giá trị “độc lập về quyết định cá nhân” trong mối quan hệ với gia đình là được các sinh viên năm cuối đánh giá cao hơn các sinh viên năm đầu. Điều này có thểđược giải thích do kinh nghiệm sống, trình độ hiểu biết và quan hệ xã hội của sinh viên khi đã tích luỹ tương đối họ muốn được độc lập trong cuộc sống, trong những quyết định cá nhân mà không muốn chịu chi phối hay áp lực từ gia đình.

• Trong mối quan hệ với thầy cô giáo

Một số giá trị như “kính trọng”, “biết ơn” và “đón nhận tình thương yêu từ thầy cô” được sinh viên học năm cuối lựa chọn thấp hơn sinh viên học năm đầu (xem ở bảng 11, Phụ lục 1). Điều này có thể giải thích quan hệ thầy trò ở đại học thường được thể hiện trong học tập và cũng chỉ xuất hiện khi sinh viên gặp khó khăn trong tự học hay nghiên cứu khoa học.

• Trong mối quan hệ với bạn bè

Những giá trị thể hiện tinh thần tương trợ qua lại giữa bạn bè với nhau như “trung thực”, “đoàn kết trong nhóm”, “tin tưởng lẫn nhau”, “chia sẻ” và “trách nhiệm” cũng được sinh viên học năm đầu chọn cao hơn sinh viên học năm cuối (xem bảng 11, Phụ lục 1). Đặc biệt phẩm chất “tin tưởng lẫn nhau” với điểm trung bình khá cách biệt và độ lệch tiêu chuẩn chấp nhận được. Qua đó cho thấy các sinh viên năm đầu dẫu sao vẫn rất đề cao tình bạn trong môi trường học tập mới này.

Những giá trị thể hiện tính độc lập, vượt khó như “không ngại khó”, “nghiên túc”, “say mê” và “không thụ động” trong học tập được sinh viên học năm đầu lựa chọn cao hơn sinh viên học năm cuối. (xem thêm bảng 11, Phụ lục 1). Điều này phản ánh hứng thú, tính tích cực học tập của SVSP bị giảm dần trong quá trình học tập ở trường sư phạm? Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do nội dung chương trình đào tạo lạc hậu, chưa gắn với nghề nghiệp tương lai, phương pháp giảng dạy chưa phát huy tính tích cực, độc lập của người học, hình thức dạy học tẻ nhạt, phương tiện dạy học nghèo nàn và các điều kiện dạy học khác khó khăn, thiếu thốn. (Chúng ta sẽ phân tích ở những phần sau).

• Trong mối quan hệ với bản thân

Kết quả ở bảng 2.3.2.c6 cho thấy các sinh viên học năm đầu lựa chọn các giá trị thể hiện sự tự tin vào bản thân cao hơn sinh viên học năm cuối về những giá trị này. Điều này có thể do trong quá trình học tập ở trường sư phạm, sinh viên những năm cuối đã chưa thành công trong học tập, trong thực tập nghề nghiệp khiến họ thiếu tự tin vào bản thân.

Bảng 2.3.2.c6. So sánh theo trình độđào tạo trong quan hệ với bản thân

Sinh viên năm đầu Sinh viên năm cuối Giá trị đạo đức TB ĐLC TB ĐLC F P Tự trọng 2.87 0.42 2.79 0.57 10.961 0.001 Tự tin 2.74 0.52 2.65 0.60 9.530 0.002 Tự kiềm chế 2.71 0.53 2.61 0.61 11.186 0.001 Không tự ti 2.75 0.52 2.65 0.65 14.421 0

• Trong mối quan hệ với học sinh tương lai

Trong mối quan hệ với học sinh, với tư cách là một giáo viên tương lai, các sinh viên năm đầu có nhiều lựa chọn giá trị đạo đức thể hiện sự cần thiết ở mức độ cao hơn so với các sinh viên năm cuối.

Sinh viên năm đầu Sinh viên năm cuối Giá trị đạo đức TB ĐLC TB ĐLC F P Yêu thương 2.87 0.40 2.75 0.55 26.386 0 Tận tụy 2.86 0.38 2.79 0.48 11.488 0.001 Vị tha 2.75 0.47 2.68 0.54 7.422 0.007 Tôn trọng 2.90 0.30 2.80 0.47 30.848 0 Thẳng thắn 2.76 0.48 2.65 0.59 18.865 0 Nhiệt thành 2.77 0.49 2.69 0.56 9.528 0.002 Cởi mở 2.86 0.37 2.76 0.51 24.978 0 Chân thành 2.83 0.40 2.75 0.58 15.105 0 Trách nhiệm 2.86 0.41 2.80 0.48 7.313 0.007 Kết quả bảng 2.3.2.c7 đã phần nào phản ánh sản phẩm đào tạo ở các trường sư phạm chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo, nhất là mục tiêu giáo dục nghề. Điều này nhắc nhở cán bộ quản lý và giảng viên các trường sư phạm cần phải xem xét lại quá trình và sản phẩm đào tạo của mình. SVSP được đào tạo ra nếu không đáp ứng được những chuẩn mực đạo đức của nghề thì sẽ rất khó nuôi dưỡng tình yêu nghề và nỗi đam mê với chuyên ngành giảng dạy. Kết quả so sánh trong mối quan hệ với nghề sư phạm cũng cho kết quả tương tự.

• Trong mối quan hệ với nghề sư phạm

Kết quả thống kê ở bảng 2.3.2.c8 cũng cho thấy phần lớn các giá trị đạo đức nghề sư phạm được sinh viên học năm đầu lựa chọn với mức cần thiết cao sinh viên học năm cuối.

Ở những sinh viên mới vào trường sư phạm, họ không chỉ quan tâm đến các giá trị truyền thống, mà còn xem trọng cả những giá trị hiện đại trong nghề như “dũng cảm chống tiêu cực”, “năng động dám thay đổi” và “bản lĩnh”. Đây là một điều đáng mừng và cũng là điều đáng lo cho các trường sư phạm. Mừng vì các sinh viên vừa vào trường đã có ngay những định hướng giá trị tốt, ít ra là về nhận thức; lo là vì chất lượng đào tạo và giáo dục đã ảnh hưởng đến một phần sự “thiếu nhiệt” cho các sinh viên lâu năm trong trường.

Bảng 2.3.2.c8. So sánh theo trình độđào tạo trong quan hệ với nghề SP

Sinh viên

năm đầu Sinh viên năm cuối Giá trị đạo đức

TB ĐLC TB ĐLC

Yêu nghề 2.89 0.37 2.82 0.48 13.120 0 Tận tâm 2.88 0.39 2.82 0.48 8.841 0.003 Dũng cảm chống tiêu cực 2.67 0.52 2.56 0.58 10.376 0.001 Năng động (dám thay đổi) 2.72 0.50 2.64 0.56 9.331 0.002 Trung thực 2.85 0.40 2.77 0.53 13.330 0 Bản lĩnh 2.74 0.49 2.68 0.58 6.797 0.009 Quan tâm tới sự nghiệp

giáo dục 2.79 0.49 2.64 0.60 27.132 0

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45)