2 blog: trang thông tin cá nhân trên một mạng xã hội ảo của Internet
3.2.7. Xây dựng môi trường giáo dục đạo đức nghề sư phạm
Môi trường là toàn bộ các yếu tố và các điều kiện bao quanh và ảnh hưởng đến con người. Do vậy, môi trường nối kết một cách đặc thù với đời sống sư phạm và những người tham dự.
Sự ảnh hưởng của môi trường không chỉ nằm bên ngoài sinh viên như cơ sở vật chất, người dạy, nhà trường, gia đình, xã hội mà nó cũng đến từ bên trong sinh viên như trí tuệ, tình cảm, vốn sống, giá trị, đạo đức của sinh viên thi tuyển vào học nghề sư phạm…
Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng tích cực, hoặc tiêu cực đến người học, buộc người học phải thay đổi hoặc sắp xếp các điều kiện môi trường mà họ phát triển trong đó đến mức thích nghi những điều kiện ấy. Quan hệ của môi trường đến người học là quan hệ ảnh hưởng và thích nghi. Môi trường đã trở thành một trong những tác nhân của hoạt động dạy học – giáo dục.
Môi trường mà đề tài đề cập ở đây tức là môi trường tinh thần, liên quan đến hai yếu tố là giảng viên đại học và SVSP. Những đề xuất sau liên quan đến tuyển chọn, bồi dưỡng và phát huy những yếu tố tích cực từ hai chủ thể sư phạm này, nhằm tác động đến đạo đức của SVSP, đồng nghĩa với việc xây dựng một môi trường tinh thần đúng nghĩa trong trường sư phạm.
Ngành sư phạm là một trong những ngành đặc thù so với các ngành nghề khác. Bác Hồ đã từng nói: “Dưới bầu trời này có hai nghề, nghề thầy giáo và nghề thầy thuốc, không có tượng đồng bia đá nhưng hoàn thành nhiệm vụ là anh hùng, anh hùng tập thể”. Hay Bác Phạm Văn Đồng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, vinh quang nhất trong các nghề vinh quang, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo bởi nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
Đặc điểm lao động sư phạm là lấy con người làm đối tượng, công cụ lao động của nhà giáo là tri thức và toàn bộ nhân cách, lao động sư phạm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Chính vì thế, đào tạo giáo viên là một công việc phải được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học ngay từ khi tuyển sinh, đào tạo cho đến sử dụng.
Tuyển sinh vào các trường sư phạm trong những năm gần đây đã không còn tình trạng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, vì học sư phạm không phải đóng học phí và khi ra trường dễ xin việc làm. Điểm trúng tuyển vào các trường khá cao, nhưng chúng ta vẫn chưa tuyển được nhiều học sinh giỏi, thích thú với nghề sư phạm.
Từ trước đến nay các trường sư phạm đều thực hiện tuyển sinh giống như các trường đại học, cao đẳng khác, với cùng nội dung các môn thi và cùng thời điểm. Trừ một số trường có thêm phần thi năng khiếu (như CĐSPMG hay THSPMN), nhưng nhìn chung vẫn nằm trong khuôn khổ của cuộc thi tuyển đại trà. Nay chúng tôi mạnh dạn đề ra giải pháp thay đổi qui trình tuyển sinh đầu vào cử nhân cho các trường sư phạm như sau:
• Giai đoạn 1 – Kiểm tra sát hạch dành cho tất cả các thí sinh vào thời điểm trước khi diễn ra kỳ thi tuyển sinh toàn quốc.
Hình thức kỳ thi sát hạch có thể là một bài trắc nghiệm hoặc một bài tự luận bao gồm những nội dung liên quan đến điều kiện về năng lực, phẩm chất cần thiết để trở thành giáo viên, trình bày động cơ thi vào trường sư phạm và giải quyết những tình huống sư phạm.
Mục đích của kỳ thi này là nhằm chọn được những học sinh thực sự yêu thích và có một chút hiểu biết về nghề dạy học, có khiếu sư phạm thì
càng tốt. Trên cơ sở đó sẽ dễ dàng đào tạo những SVSP ra trường có tâm huyết và đạo đức với nghề.
• Giai đoạn 2 – Tuyển chọn dành cho những thí sinh đã vượt kỳ kiểm tra sát hạch. Kỳ thi này sẽ thực hiện cùng thời điểm và cùng nội dung với kỳ thi tuyển sinh toàn quốc.
Kết quả tuyển chọn vào trường sư phạm dựa vào kết quả của cả hai kỳ thi tuyển trên. Điều này đồng nghĩa với việc không tuyển những thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 2 vào sư phạm.
Với hình thức tuyển sinh 2 giai đoạn như vậy, các trường sư phạm sẽ thu nhận được những sinh viên ưu tú nhất về các yêu cầu cơ bản trong nghề dạy học, có thể số lượng không nhiều, nhưng chất lượng được bảo đảm ngay từ giai đoạn đầu. Hơn nữa với cách làm này, giá trị của nghề dạy học sẽ được nâng lên một tầm cao hơn dưới con mắt nhìn nhận của xã hội và ngay cả bản thân những người chọn học nghề sư phạm.
Nói thêm rằng sở dĩ chúng tôi đề ra giải pháp đưa kỳ thi “đặc biệt - mang tính sư phạm” lên trước so với kỳ thi chính thức của các trường đại học, cao đẳng vì như vậy sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch dự thi tuyển sinh thông thường của các bạn học sinh nếu không vượt qua được kỳ thứ nhất này. Còn nếu khi đã đạt kỳ thi lần 1 mà các bạn có xu hướng không theo ngành sư phạm nữa thì vẫn tiếp tục tham gia thi tuyển sinh bình thường. Còn nếu đặt kỳ thi “sát hạch” sau kỳ tuyển sinh chính thức thì đối với những ai không vượt qua được lần thi này sẽ mất đi cơ hội vào các ngành khác.
- Tuyển chọn theo địa chỉ
Thực tế đội ngũ giáo viên hiện nay đang “thừa thiếu giả tạo”. Thừa vì những SVSP tốt nghiệp không nhận công tác ở tỉnh mà ở lại thành phố xin việc. Hoặc thí sinh thi tuyển đã lựa chọn những chuyên ngành được cho là “danh giá” như Toán, Anh văn, Hoá, Tin học… Từ đó, tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, SVSP ra trường không tìm được chỗ dạy, cũng ảnh hưởng đến động cơ và mục đích học nghề của SVSP. Vì thế:
• Cần làm một cuộc khảo sát để biết chính xác nhu cầu về giáo viên ở các bậc học, cấp học, chuyên ngành dạy và địa phương để có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo.
• Tăng cường đào tạo theo địa chỉ (địa phương gửi đi học), song phải chú ý đến chất lượng đầu vào và chất lượng đào tạo.
• Cương quyết không tuyển chọn, đào tạo những thí sinh “ngồi nhầm trường” hay những thí sinh mượn trường sư phạm làm nơi “trú chân” ôn thi để năm sau đăng ký thi tuyển vào trường khác.
- Tuyển chọn và sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường sư phạm bởi “thầy không ra thầy thì trò không ra trò”.
• Tuyển chọn giảng viên đại học, cao đẳng, trung học theo đúng tiêu chuẩn được qui định trong Luật giáo dục (tối thiểu là thạc sỹ). Khi tuyển chọn chú ý cả năng lực chuyên môn và đạo đức nghề. Trong thời gian thử việc, nếu năng lực chuyên môn chưa đáp ứng, không yêu nghề, thiếu tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp, không cố gắng học tập và tự bồi dưỡng thì phải huỷ bỏ hợp đồng lao động. Không nên để những giảng viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và kém về phẩm chất đạo đức trong môi trường sư phạm.
• Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giảng viên dưới nhiều hình thức khác nhau (như bồi dưỡng nội bộ, tại chỗ, cử cán bộđi bồi dưỡng tập trung, ngắn hạn, dài hạn ở trường bạn, ở nước ngoài).
• Khen thưởng xứng đáng đối với những cá nhân cố gắng và đạt thành tích trong học tập. Chếđộ khen thưởng phải công bằng, công khai, thường xuyên và liên tục chứ không theo phong trào. Hình thức khen thưởng có thể bằng vật chất như tiền, tăng lương sớm, có thể bằng tinh thần như cho đi thăm quan, nghỉ mát ở trong nước và ngoài nước.
• Trách phạt đối với những cán bộ, giảng viên vi phạm nội qui lao động, không cố gắng học tập đạt chuẩn theo qui định trong luật giáo dục. Trách phạt cũng đòi hỏi công bằng, công khai và thường xuyên. Hình thức trách phạt có thể là không được hưởng các khoản tiền thưởng, khuyến khích lao động, kéo dài thời hạn tăng lương, thuyên chuyển công tác trong trường hoặc buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động.
• Điều quan trọng là trường sư phạm nó riêng và các trường đại học, cao đẳng nói chung cần xây dựng các tiêu chí, định mức rõ ràng, cụ
thể, ngắn gọn theo học hàm, học vị để xét thi đua. Đánh giá giảng viên được tổng hợp từ nhiều nguồn như tựđánh giá của giảnh viên, tập thể sư phạm và sinh viên đánh giá giảng viên. Không nên bình xét chủ quan, cảm tính hay dựa trên các tiêu chí, định mức chung chung tạo nên ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động này.
-Xây dựng môi trường vật chất đáp ứng yêu cầu dạy nghề
Môi trường vật chất có thể hiểu gồm cơ sở hạ tầng, thiết bị giáo dục và hệ thống lưu trữ tài liệu đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục trong của trường sư phạm.
• Trường đại học, cao đẳng, trung học cần có kế hoạch xây dựng tổng thể, phân chia theo các giai đoạn, và được tự chủ về kinh phí, bản vẽ, thi công. Xây dựng các công trình theo cơ cấu qui định (phòng học, văn phòng, thư viện, sân, nhà để xe, khu thể thao, khu vệ sinh…). Phòng học phải rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, âm thanh tốt, bàn ghế gọn nhẹ tiện di chuyển đáp ứng các hoạt động đặc trưng của dạy học như thảo luận, seminar, hoạt động nhóm nhỏ.
Không nên để tình trạng sinh viên rất vất vả mỗi khi giảng viên thay đổi phương pháp dạy học vì phải sắp xếp lại bàn ghế một cách khó khăn; sinh viên mất thời gian tìm phòng trống để thảo luận nhóm chuẩn bị cho bài thuyết trình hay tập giảng, tập viết bảng chuẩn bị đi thực tập sư phạm. Một cách cần thiết nhất, mỗi khoa phải được trang bị một hoặc hai phòng chuyên dụng vào những mục đích như vậy. Chính những thiếu thốn không đáng có này đã không những ảnh hưởng đến kết quả học tập, thực hành nghề mà còn làm mất hứng thú học tập, tình yêu nghề ở sinh viên.
Các phòng chức năng phải có kế hoạch xây dựng tổng thể cùng nhà trường để không phải hủy bỏđơn lẻ mỗi khi có nhu cầu mới. Điều đó rất lãng phí. Tránh tình trạng vừa xây dựng vừa sử dụng, biến khuôn viên trường học thành một công trình chắp vá, thiếu thẩm mỹ.
• Mua sắm, chế tạo, nâng cấp, sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học đồng bộ, cơ chế quản lý gọn nhẹđể thuận lợi trong sử dụng và có bảo trì sửa chữa định kỳ.
Quá trình dạy học không thể tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học mà không có những phương tiện và điều kiện dạy học tương thích. Đặc biệt hơn, trường sư phạm là nơi đào tạo giáo viên – những người dùng phương pháp của mình để đào tạo cho một bộ phận người học khác - thì việc đầu tư phương tiện dạy học đồng bộ với phương pháp dạy học cần được chú ý, quan tâm một cách sâu sắc. Cụ thể:
+ Cần bố trí các bộ phận bảo trì, sửa chữa, tư vấn sử dụng, lưu trữ, vận chuyển máy móc thiết bị dạy học một cách hệ thống và chuyên nghiệp, có qui định về khu vực và thời gian chặt chẽ. Điều này nhằm tránh những trở ngại cho giáo viên và sinh viên trong quá trình dạy học, hoặc tránh những tình huống không đáng có như thế này: Giáo viên dạy Toán ở phòng này định nghĩa “Khúc xạ là…” thì giọng nói của một giáo viên ở phòng bên vọng sang “Nói như thế hoàn toàn sai”. Sinh viên trong lớp cười phá lên, còn giá viên thì…Hay thầy và trò cứ loay hoay mãi về một máy tính hay một máy chiếu trong khi không hề có chuyên viên kỹ thuật hay tư vấn sử dụng.
+ 100% các phòng học lý thuyết được trang bị các phương tiện dạy và học phù hợp với các qui luật tâm lý (sự tương quan giữa bảng, bàn, ghế, không gian phòng, ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh); không sử dụng các phòng học tạm bợ không đủ những điều kiện trên.
+ Mỗi khoa chuyên ngành trong trường cần phải có từ một đến hai phòng chuyên dụng cho giảng mẫu, tập giảng. Những phòng này cần được trang bị những phương tiện từ cơ bản đến hiện đại đủ để thầy và trò phát huy tính sáng tạo trong các bài giảng của mình.
+ Tạo điều kiện tối đa cho thầy và trò được sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, kích thích trí sáng tạo và đầu tư cho bài dạy cũng như bài học. Niềm hứng thú sẽ dần được nâng cao cùng với sự
khích lệ từ thành quả lao động trong trường sư phạm, ở cả người dạy lẫn người học.
• Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện trường. Cụ thể:
+ Bổ sung thêm những sách mới, các công trình nghiên cứu, các luận văn và luận án từ nhiều nguồn; kết hợp giữa sách in và sách điện tửđể sinh viên có thể sử dụng tại chỗ, mượn về nhà hoặc đọc qua mạng.
+ Phòng đọc rộng, mát, yên tĩnh, đủ ánh sáng, có hướng dẫn cặn kẽ, vị trí ngồi thoải mái và bộ phận cất giữ vật dụng cá nhân đề người học yên tâm sử dụng thư viện, tránh những ảnh hưởng phụ từ bên ngoài.
+ Thự viện nên mở cửa cả buổi tối, thứ 7 và chủ nhật, nhất là vào mùa thi hay thực tập vì vào những thời gian này sinh viên có nhiều thời gian tự học.
Trên đây là một số giải pháp giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho SVSP, trong đó tập trung nhiều vào hoạt động trong trường sư phạm. Cụ thể và trọng tâm là các biện pháp nhằm hướng vào hoạt động dạy học và giáo dục, và hai nhân vật chính thực hiện hoạt động này là giảng viên và sinh viên, cùng những yếu tố liên quan khác.
Dĩ nhiên các giải pháp này đều phải được thực hiện đồng bộ mới có thểđem lại hiệu quả, vì giáo dục bao giờ cũng là sự phối hợp, thống nhất của ba lực lượng nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, đặc biệt đối với SVSP, nhà trường giữ vai trò chính trong sự phối hợp, thống nhất các lực lượng giáo dục.
Các giải pháp đề ra trong trường sư phạm nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần tác động trực tiếp đến định hướng giá trị đạo đức nghề sư phạm cho sinh viên, và tác động gián tiếp đến việc định hướng giá trị xã hội của SVSP.