Về xuất thân gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68)

So sánh giữa sinh viên có hộ khẩu tại TPHCM với sinh viên đến từ các tỉnh khác, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt thể hiện ở các yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh (xem bảng 33 Phụ lục 1).

Điều đặc biệt dễ nhận thấy trong bảng là với 6 yếu tố đầu tiên (có tầm ảnh hưởng mạnh), sựđánh giá trội hơn đều nghiêng về phía các sinh viên đến từ bên ngoài TPHCM. Kết quả này cũng tương tự những kết quả trong phần tìm hiểu dấu hiệu khác nhau về các mặt của định hướng giá trị đạo đức đã phân tích. Do đó, những lo ngại của xã hội, của những người đi trước, và cả những người trong cuộc, về tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của lối sống đô thị đến giới trẻđều có cơ sở lý luận và thực tiễn của nó.

Ngoài ra cũng cần nhìn nhận thêm ở 2 yếu tố “những gương điển hình thành đạt lớn tuổi trong thực tế” và “những người trẻ tuổi thành đạt” đều có ảnh hưởng đáng kểđến SVSP ở tỉnh lên học.

c. V trình độđào to

Kết quả xử lý cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối của các trường sư phạm ở các yếu tố như sau:

Sinh viên năm cuối đề cao vai trò của các yếu tố ngoài xã hội, trong đó nổi lên là lịch sử truyền thống và những mối quan hệ giao tiếp rộng rãi khác, còn sinh viên năm đầu đề cao vai trò của yếu tố nhà trường, trong đó nổi bật lên sựảnh hưởng của người thầy. Rõ ràng là SVSP học những năm cuối tham

gia nhiều vào các mối quan hệ xã hội, còn sinh viên học những năm đầu chỉ đóng khung trong các quan hệ nhà trường (xem thêm ở bảng 34 Phụ lục 1).

d. V trường đào to

Theo kết quả ở bảng 35 Phụ lục 1, chúng tôi nhận thấy sinh viên 2 trường CĐSPMG và ĐHSP có biểu hiện trội hơn so với 3 trường còn lại trong việc thừa nhận ảnh hưởng của rất nhiều yếu tốđến định hướng giá trịđạo đức của bản thân. Trong đó sự lựa chọn tập trung hầu hết vào các giá trị bên ngoài xã hội. Duy nhất một trong sốđó là yếu tố thuộc về gia đình, cụ thể là “truyền thống gia đình”. Điều này có thể do các hình thức hoạt động được tổ chức một cách phong phú hơn dành cho sinh viên trường CĐSPMG và ĐHSP.

Kết quả khảo sát mức độảnh hưởng của các yếu tốđến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sẽ là cơ sở để chúng tôi đề ra các giải pháp nhằm giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho SVSP.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM GIÁ TRỊĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM 3.1. Cơ sởđề xuất giải pháp

- Từ những cơ sở lý luận về giá trị, định hướng giá trị ở sinh viên đã được trình bày ở chương 1, chúng tôi đặc biệt lưu ý các vấn đề sau đây như là những cơ sở qui định trực tiếp đến việc đề xuất các giải pháp, đó là:

• Sự định hướng giá trị của cá nhân do chính cá nhân quyết định, không có ai lựa chọn hay quyết định hộ. Tuy nhiên, sự lựa chọn giá trị đạo đức của cá nhân bao giờ cũng bị chi phối, bị điều khiển bởi sựđịnh hướng giá trị đạo đức của xã hội tại một giai đoạn nhất định, điều này Tâm lý học gọi là quá trình “nhập tâm”, tức là chuyển hóa và chọn lọc chủ quan những yếu tố bên ngoài thành đặc điểm của riêng mình. Vì thế, thay đổi sựđịnh hướng giá trị đạo đức trong gia đình, nhà trường và xã hội sẽ làm thay đổi sựđịnh hướng giá trị đạo đức ở SVSP.

• Tác động đến quá trình định hướng giá trị đạo đức không chỉ có nhà trường mà còn bao gồm cả gia đình và xã hội. Tuy nhiên, đối tượng chịu sự tác động mà đề tài đề cập đến là SVSP, những người đã trưởng thành và có một vị thế xã hội nhất định. Vì thế, sự ràng buộc, sự chi phối của gia đình đến họ ít hơn so với học sinh phổ thông. Sinh viên có nhu cầu và động cơ nghề nghiệp rõ ràng, cho nên, xu hướng nhân cách thường tập trung vào những cái gì liên quan đến nghề nghiệp, tạo dựng nghề nghiệp trong tương lai. Do đó, những tác động từ trường sư phạm sẽ chiếm ưu thế trong hệ thống những tác động giáo dục đến định hướng giá trịở SVSP.

- Từ kết quả khảo sát đã trình bày ở chương 2, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các ý sau:

• Sư lựa chọn các giá trịđạo đức của SVSP theo chiều hướng tích cực, và được thể hiện ở cả ba bình diện nhận thức, thái độ và hành vi.

• Các giá trị đạo đức được sinh viên quan tâm bao gồm trong đó có các giá trịđạo đức truyền thống với các giá trịđạo đức hiện đại.

Tuy nhiên những kết quả thu được từ phỏng vấn và quan sát vềđịnh hướng giá trịđạo đức của SVSP lại khiến chúng ta băn khoăn về một số vấn đề sau:

Thứ nhất, có sự thay đổi những giá trị đạo đức thanh niên ở giai đoạn mới của sự phát triển xã hội.

Thứ hai, giá trị đạo đức nghề sư phạm – nghề “trồng người” trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của lao động sư phạm, vì nhân cách của giáo viên cũng là một công cụ, phương tiện trong của động sư phạm.

- Bên cạnh đó, Giáo dục học đã khẳng định bản chất của giáo dục đạo đức là quá trình tác động sư phạm nhằm chuyển hoá những giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội thành giá trị đạo đức cá nhân. Đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức mang tính phức tạp, lâu dài và biện chứng, vì thế, giáo dục định hướng giá trị đạo đức phải tác động đến nhận thức, tình cảm, và hành vi đạo đức của cá nhân.

Quá trình hình thành hệ thống giá trị chịu sự tác động tổng hợp của ba lực lượng là gia đình, nhà trường và xã hội. Ba lượng lượng tác động này có khi không thống nhất với nhau gây kho khăn cho quá tình giáo dục đạo đức. Cần phải có sự phối hợp, thống nhất ba lực lượng, mà nhà trường là lực lược trung tâm, nòng cốt.

Từ những cơ sở phân trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên ngành Sư phạm ở TPHCM nói riêng và SVSP nói chung.

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Xây dựng môi trường hoạt động giao lưu tích cực cho SVSP

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, thông tin bùng nổ, các phương tiện thông tin đại chúng được cài đặt đến từng nhà dân thì nhu cầu cập nhật thông tin và điều kiện thoả mãn nhu cầu cũng được cải thiện đáng kể.

Sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ít quan tâm đến các vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề mang tính lịch sử trong nước và khu vực, hơn là các vấn đề kinh tế, kỹ thuật. Gần đây có một số cuộc điều tra xã hội học về kiến thức lịch sử của thanh niên TPHCM, kết quả ghi nhận thật đáng thất vọng khi có quá một nửa số người được hỏi không biết về các cột mốc lịch sử của nước nhà (như ngày Quốc khánh, ngày thống nhất đất nước…). Trong đó, thành phần sinh viên chiếm một con số cũng không phải là ít.

Từ đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường hoạt động và giao lưu trong xã hội của sinh viên góp phần giáo dục định hướng giá trị đạo đức như sau:

Bin pháp 1- To dng kênh thông tin dành riêng cho sinh viên

Hiện nay, số lượng báo, tạp chí phát hành hàng ngày, hàng tháng, hoặc theo quí rất phong phú về số lượng và chủng loại phục vụ nhu cầu của đông đảo độc giả trong xã hội. Song, số lượng báo, tạp chí dành riêng cho sinh viên còn quá ít. Tờ báo “Sinh viên Việt Nam” được ra đời từ rất lâu của Hội sinh viên, có vai trò đại diện cho các trí thức trẻđang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp góp tiếng nói trong các lĩnh vực của xã hội. Nhưng tờ báo này (và còn một số báo khác nữa) không thể cung cấp nhiều tri thức bổ sung ngoài giảng đường cho sinh viên, chứ chưa muốn nói đến chất lượng của tờ báo.

Báo điện tử chính thức dành cho các tầng lớp, lĩnh vực khác trong xã hội luôn chiếm ưu thế so với một vài báo điện tử dành cho sinh viên. Vì thế, thanh niên sinh viên tự phát tạo ra các trang web1, blog2 dưới danh nghĩa cá nhân, nhóm của một lớp hay một khoa thậm chí một trường đại học, cao đẳng ở khắp nơi. Tất cả những diễn đàn tự phát này đều có một đặc điểm chung là thiếu định hướng về tri thức, thông tin và giá trị của các nhà khoa học, nhà giáo dục, thiếu sự kiểm soát của cấp quản lý cho người tham gia nên hiệu quả giáo dục thấp, đấy là chưa kể đến những nhận thức sai lệch, thái độ thiếu tích cực đối với các vấn đề xã hội, nhất là các giá trịđạo đức trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay.

Một kênh thông tin quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của người dân và thế hệ trẻ phải nói đến “truyền hình”. Với sự hỗ trợ của các công ty truyền thông, truyền hình của Việt Nam hiện rất phong phú và hấp dẫn khán giả xem đài. Trong chương trình phát sóng cũng đã có một chuyên mục “Truyền hình thanh niên” trên VTV1 nhưng chỉ tập trung trong 30 phút để tóm tắt những tin tức quan trọng của giới trẻ trong cả nước. Nhiều hoạt động văn hoá, khoa học kỹ thuật, vui chơi giải trí dành cho thanh niên, sinh viên đã được thực hiện và phát sóng như sân chơi “SV 96”, “SV 2000”, “Rung chuông vàng”.

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất các việc làm cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68)