2 blog: trang thông tin cá nhân trên một mạng xã hội ảo của Internet
3.2.3 Hình thành động cơ, hứng thú học tập ở SVSP
Trường sư phạm, trường đào tạo nghề nên cùng với nhiệm vụ dạy tri thức liên quan đến nghề sư phạm còn dạy đạo đức nghề. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những mục tiêu của trường sư phạm.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trường sư phạm được thực hiện thông qua toàn bộ quá trình đào tạo giáo viên. Nói một cách khác, nhiệm vụ này được thực hiện thông qua hoạt động dạy học, và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Động cơ, hứng thú học tập liên quan đến ba yếu tố: ý nghĩa mà việc học đem lại cho sinh viên, thành công trong học tập của họ và sự giao tiếp tích cực giữa giảng viên với sinh viên. Vì thế, hình thành động cơ, hứng thú học tập cho SVSP cần thực hiện các biện pháp sau:
• Làm rõ ý nghĩa môn học, bài học trong chương trình đào tạo giáo viên Môn học được cấu tạo trong chương trình đào tạo đã được cân nhắc giá trị, vai trò của môn học đối với nghề nghiệp mà sinh viên đảm nhận trong tương lai. Song, sinh viên có thể chưa nhận thấy giá trị này, và vì thế học chưa tự giác, tích cực học tập bộ môn.
Một sinh viên khoa thời trang của trường đại học dân lập kỹ thuật đã tâm sự: Khi học môn điện, em hỏi thầy dạy bộ môn: “Ở phổ thông em đã học môn vật lý và đã học điện. Vậy điện ở đây có giống điện em học ở phổ thông không? Và vì sao em phải học môn điện ở đại học” Thầy giáo trả lời: “Có trong chương trình thì phải học. Anh hỏi tôi, tôi biết hỏi ai. Anh thấy cần thì học, không cần thì nghỉ. Dạy là chuyện của tôi, còn học là chuyện của anh”. Em nghỉ học và kết quả là em bị cấm thi.
Để làm rõ ý nghĩa của môn học trong chương trình đào tạo giáo viên, hay ý nghĩa của một khái niệm, giảng viên có thể sử dụng các phương pháp như tọa đàm ngắn, giải quyết tình huống, phương pháp khởi động “Nói ra mong đợi của mình” v.v...
• Gia tăng tính “hấp dẫn” của nội dung môn học, bài học
Bản thân tri thức luôn chứa đựng những điều mới lạ nên hấp dẫn người học. Tuy nhiên, những điều mới lạ, tính hấp dẫn của tri thức “ẩn” bên trong tri thức ấy nên sinh viên khó có thể nhận thấy ngay. Giảng viên bộc lộ, lột tả những điều ấy nhằm giúp sinh viên cảm nhận được.
Thực hiện công việc này bằng các cách: làm rõ logic của khái niệm và logic giữa các khái niệm; so sánh tri thức mới với tri thức sinh viên đã lĩnh hội, giữa lý luận với thực tiễn, định hướng vận dụng tri thức trong nghề nghiệp tương lai, và có khi phải ngược dòng thời gian để quay trở về lịch sử hình thành khái niệm. Nói một cách khác, trả khái niệm về nơi mà từ đó khái niệm được hình thành.
Một số sinh viên đã tâm sự rất thật về tính kém hấp dẫn của bài giảng
“bài giảng trên lớp chẳng khác gì giáo trình. Vậy thì ở nhà đọc giáo trình còn sướng hơn lên lớp vừa chật, vừa nóng”.
• Duy trì giao tiếp tích cực ở trên lớp
Để làm đưọc việc này, giảng viên cần lựa chọn và sử dụng phối hợp và luân chuyển một cách khéo léo các phương pháp dạy học ở trên lớp để duy trì giao tiếp tích cực giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với nhau. Qua đó, sinh viên lĩnh hội được nội dung bài học và duy trì hứng thú, tình cảm tích cực đới với hoạt động học tập.
Phong cách sư phạm đầy tính năng động và sáng tạo của giảng viên cũng có tác dụng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVSP.
• Can thiệp sư phạm hợp lý
Trong quá trình học, sinh viên luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như không có phương pháp học hiệu quả, thiếu phương tiện và điều kiện học tập, một số khái niệm công cụ chưa nắm vững v.v... Vì thế, có thể sinh viên sẽ từ bỏ việc học hoặc học tập thiếu tính tích cực.
Giảng viên cần có những can thiệp sư phạm hợp lý giúp đỡ sinh viên theo đuổi việc học đến cùng để đạt được mục đích học. Các can thiệp đó có thể là chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm tự học thành công nhưphương pháp nghe và ghi bài giảng ở trên lớp, phương pháp đọc và ghi chép khi đọc sách, phương pháp hoạt động nhóm; cung cấp thêm nguồn thông tin như các địa chỉ
web, đĩa CD, tên tờ báo, tạp chí v.v...; giúp sinh viên tiếp cận lại khái niệm công cụđể hiểu đúng nội hàm khái niệm bằng cách phân tích các dấu hiệu bản chất của khái niệm, có thể bớt đi hoặc thêm vào nội hàm khái niệm một vài dấu hiệu để tiếp cận khái niệm dưới một góc độ mới v.v... Đôi khi, giảng viên còn cần phải hỗ trợ sinh viên về tình cảm, sự nỗ lực ý chí cần thiết trong học tập – trí tuệ xác cảm (EQ).
Sự can thiệp sư phạm có thể tiến hành trong các tình huống học tập ở trên lớp, nhưng cũng có thể diễn ra trong các tình huống học tập – giao tiếp ở ngoài lớp. Và điều quan trọng là phát hiện ra những khó khăn, tìm đúng công cụ giúp đỡ và thời điểm giúp đỡđểđẩy tính tích cực của sinh viên lên mức cao nhất mà vẫn không làm lu mờ vai trò định hướng, hướng dẫn của ông thầy.
Chính tình yêu nghề, nỗi đam mê với chuyên ngành giảng dạy, tinh thần trách nhiệm cao trong nghề nghiệp, sự nhạy cảm trước những khó khăn mà sinh viên gặp phải trên con đường áp dụng tri thức, cũng như những giúp đỡ hợp lý của giảng viên sư phạm, đã góp phần hình thành tình yêu nghề và thái độđúng đắn với nghề dạy học ở SVSP.