Thực hành sư phạm “tập trung” kết hợp với “không tập trung”

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79)

2 blog: trang thông tin cá nhân trên một mạng xã hội ảo của Internet

3.2.5. Thực hành sư phạm “tập trung” kết hợp với “không tập trung”

Rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục học sinh, qua đó bồi dưỡng các giá trị đạo đức nghề và rèn luyện hành vi đạo đức nghề sư phạm được thực hiện tập trung trong các hoạt động thực hành nghề nghiệp, nhất là hoạt động thực tập sư phạm.

Thực hành nghề nghiệp là hoạt động nhằm vận dụng kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đã lĩnh hội vào thực tiễn nghề nghiệp, qua đó củng

cố, bổ sung và hoàn thiện tri thức, kỹ năng nghề ở sinh viên, bước đầu hình thành tình yêu nghề và hứng thú nghề nghiệp ở thầy cô giáo tương lai.

Thực hành nghề nghiệp gồm nhiều hoạt động từ thấp đến cao, từ bộ phận đến toàn thể, và được chia thành các dạng như thực tế nghề nghiệp, thực tập đợt một (hay còn gọi là kiến tập sư phạm) và thực tập đợt hai (hay còn gọi là thực hành cuối khoá).

Ni dung thc hành ngh nghip, theo chúng tôi, bao gm các ni dung sau:

- Thực tế giáo dục có các nội dung như tìm hiểu cơ sở vật chất, nội dung chương trình, sách giáo khoa, chất lượng dạy học và giáo dục học sinh, những thành tựu và tồn tại, những thuận lợi và khó khăn, xu thế phát triển giáo dục phổ thông…

- Thực tập sư phạm đợt I (kiến tập), nội dung thực hành trong đợt này gồm nghiên cứu chương trình, kế hoạch dạy học; dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy; soạn bài và xin ý kiến đóng góp của giáo viên phổ thông; tập xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm, tham gia một số hoạt động của công tác giáo viên chủ nhiệm và có thể tham gia một số buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn. Về kỹ năng dạy học, rèn luyện một số kỹ năng như phân tích kế hoạch và nội dung chương trình, phân tích và đánh giá một bài giảng, thiết kế bài giảng. Về kỹ năng giáo dục, rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đối tượng, xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm, kỹ năng đi vào quần chúng, kỹ năng đánh giá hạnh kiểm của học sinh, và một số kỹ năng chung khác như kỹ năng tự xây dựng kế hoạch hoạt động của đợt thực hành giáo dục, kỹ năng giao tiếp…

- Thực tập sư phạm đợt II (thực tập sư phạm cuối khoá) được thực hiện theo phương thức "tập trung" trong 8 tuần ở học kỳ 2 năm thứ 4, chủ yếu rèn luyện kỹ năng giảng dạy và luyện những kỹ năng sư phạm đã được rèn ở đợt thực hành giáo dục thường xuyên.

Hình thc thc hành: thc hành “tp trung” kết hp vi “không tp trung”

Thực hành sư phạm là một hoạt động thực hành nghề hiệu quả, nên tổ chức cho sinh viên thường xuyên được rèn luyện nghề trong môi trường nghề nghiệp thực sự theo phương thức kết hợp thực hành sư phạm “tập trung” kết hợp với thực hành sư phạm "không tập trung".

- Thực hành sư phạm "không tập trung" của SVSP được bắt đầu từ học kỳ II năm thứ hai đến hết năm thứ ba với thời lượng 1 buổi / 1 tuần và theo phương thức “gửi thẳng” – tức là giáo viên ở trường phổ thông toàn quyền hướng dẫn SVSP trong các buổi thực hành.

Hình thức thực hành sư phạm này cho phép sinh viên học trong hành và qua

hànhhọc, học hướng đến hành; kiến thức sinh viên tiếp thu được từ những bài giảng Tâm lý học, Giáo dục học và Lý luận dạy học bộ môn ở giảng đường sư phạm được soi rọi ngay trong thực tế giáo dục làm tăng tính bền vững và độ tin cậy của kiến thức. Sinh viên có dịp thực hiện ở mức độ vừa sức những công việc của một giáo viên, nhờ vậy các phẩm chất và năng lực của người giáo viên được hình thành ở sinh viên cả về lý thuyết lẫn thực tế.

Thực hành sư phạm theo hướng này tạo điều kiện cho các trường phổ thông tham gia nhiều hơn vào qui trình đào tạo người giáo viên tương lai từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch thực hành đến hướng dẫn nội dung, thao tác và cách thức đánh giá kết quả thực hành sư phạm. Điều này đồng nghĩa với việc trường phổ thông, đội ngũ giáo viên phổ thông đồng chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của trường sư phạm; giáo viên và cán bộ quản lý của trường phổ thông được gửi gắm cả tâm tư, tình cảm, cả kinh nghiệm và vốn sống, năng lực sáng tạo trong nghề của mình vào qui trình sản xuất ra sản phẩm cho chính mình sử dụng và quản lý. Đây chính là việc quán triệt và thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực của ngành giáo dục (gắn đào tạo với sử dụng).

Với những kết quả thực hành nghề của sinh viên thường xuyên, liên tục và hệ thống cho phép các khoa trong trường sư phạm điều chỉnh kịp thời những tác động sư phạm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo.

Để thực hành sư phạm “không tập trung” có kết quả cần xây dựng kế hoạch thực hành trong chương trình đào tạo, trong đó, xác định mục tiêu thực hành sư phạm ở trường phổ thông, nội dung và yêu cầu phải đạt trong từng hoạt động thực hành giáo dục, phương pháp và các phương tiện cần sử dụng trong từng hoạt động thực hành như kiến thức, kỹ năng, văn bản, tài liệu… Thông báo thời gian thực hành và chuẩn đánh giá kết quả thực hành sư phạm của sinh viên ở trường phổ thông. Chuyển giao kế hoạch thực hành sư phạm ngay từ đầu khoá học, đầu mỗi môn học, cụ thể:

• Cấp trường, sinh viên năm thứ nhất học qui chế 10 ngày, phòng đào tạo đã phải thông báo chương trình, kế hoạch đào tạo và đặc biệt thông báo hình thức thực hành đến sinh viên.

• Cấp khoa, từng khoa giới thiệu chương trình đào tạo để mỗi sinh viên biết việc học của mình bắt đầu từ đâu và kết thúc ở điểm nào trong suốt bốn năm học tại khoa của trường sư phạm.

• Cấp bộ môn, trong từng môn học, đặc biệt môn nghiệp vụ sư phạm, giảng viên phụ trách bộ môn phải làm rõ giá trị thực tiễn của từng đơn vị kiến thức đểđịnh hướng khả năng sử dụng và các hoạt động thực hành đi kèm, nhất là những môn học và các hoạt động mang tính nghiệp vụ như Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học bộ môn, thực tế giáo dục và thực tập sư phạm.

- Thực hành sư phạm đợt II được thực hiện theo hình thức tập trung như hiện nay. Có thể “gửi thẳng” sinh viên xuống thực hành ở trường phổ thông hoặc do trường sư phạm quản lý theo đoàn và có một giảng viên làm trưởng đoàn.

Nên kết hợp hai hình thức thực hành sư phạm “tập trung” với thực hành “không tập trung” để đưa công tác thực hành nghề của sinh viên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và sẽ không gây quá tải đối với kế hoạch học của sinh viên, với trường phổ thông nơi sinh viên về thực hành và phù hợp với qui trình rèn luyện kỹ năng nghề.

Ý kiến của một giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm ở ĐHSPKT thực sự đáng suy nghĩ: “nhiều khi đến gần hết kỳ thực tập, các em sinh viên mới thực sự nhận thấy niềm vui và giá trị của nghề dạy học, xuất hiện những ý tưởng thú vị cho bài giảng, cho học sinh của mình, nhưng… lại không còn thời gian để trải nghiệm”.

Qua đó cho thấy SVSP thực sự mong mỏi một thời gian vừa đủ để mình có thể trải nghiệp tri thức, kỹ năng và cả tình cảm nghề nghiệp.

Sau mỗi đợt thực tập sư phạm, nhà trường, đặc biệt là các giáo viên hướng dẫn các môn nghiệp vụ sư phạm cần thực hiện một cuộc điều tra để xác định các mức độ kể cả về tri thức, kỹ năng cũng như cách phẩm chất đạo đức mà sinh viên đã đạt được. Kết quả đó sẽ giúp nhà trường theo dõi được sự thay đổi của sinh viên qua các thời kỳ, tránh tình trạng “càng học càng chán” như những gì kết quả khảo sát ban đầu đem lại khi so sánh định hướng giá trị đạo đức giữa sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối.

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)