d. Về trường đào tạo
2.6. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi trong định hướng giá trịđạo đức của SVSP TPHCM
Kết quả phân tích từng yếu tố trong hệ thống định hướng giá trị đạo đức của SVSP, đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát về sự tương đồng nhất định trong các biểu hiện giữa ba yếu tố nhận thức, thái độ và hành vi. Sự tương đồng này được thể hiện khá rõ trong một số giá trị đối với gia đình, thầy cô và đặc biệt là với nghề sư phạm. Trong những dấu hiệu khác biệt ý nghĩa, cũng có sự tương đồng theo giới tính, theo nguồn gốc xuất thân và theo môi trường đào tạo. Để khẳng định hơn nữa sự tương đồng trên, chúng tôi lập bảng tương quan sau, từđó phân tích tính chất của các biểu hiện tương quan này:
Bảng 2.6. Hệ số tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi trong định hướng giá trị đạo đức của SVSP
Các yếu tố Nhận thức Thái độ Hành vi
Nhận thức 1 0.603 0.459
Thái độ 0.603 1 0.586
Hành vi 0.459 0.586 1
Từ kết quả kiểm nghiệm trên chúng ta thấy cả 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi của các giá trị đạo đức đều thể hiện tính tương quan thuận, tức là sự biểu hiện và thay đổi của yếu tố này sẽ dẫn đến sự biểu hiện và thay đổi của yếu tố kia. Tuy nhiên tính chất của các mối tương quan này không thực sự cao lắm.
- Tương quan giữa nhận thức đạo đức và thái độ đạo đức có hệ số là 0.603, một con số mang ý nghĩa “trung bình khá”, và cũng là điểm số cao nhất trong hệ thống quan hệ này.
Tương quan thuận được thể hiện nhiều ở các giá trị đạo đức trong quan hệ với xã hội, gia đình, thầy cô và hoạt động học tập. Trong khi đó, những mối quan hệ với bạn bè, bản thân, nghề sư phạm hay với học sinh đôi khi không đồng nhất với nhau. Ví dụ như phẩm chất “yêu nghề sư phạm”, trong nhận thức được các sinh viên đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết, nhưng trong thái độ thì nằm ở vị trí khá thấp vì các lý do đồng lương hay môi trường công tác của nghề sư phạm.
- Tương quan giữa thái độ và hành vi cũng được thể hiện không cao lắm, ở mức trung bình với hệ số 0.586. Hành vi luôn là yếu tố khó ghi nhận nhất trong khi nghiên cứu tâm lý nói chung và đạo đức nói riêng. Tuy nhiên, với dấu hiệu tương quan trên, mặc dù ở mức trung bình, nhưng cũng là một điều đáng mừng, khi nhận thấy hành vi đạo đức của SVSP cũng không vượt ra ngoài những gì họ suy xét.
Sự tương đồng ở mức rõ nét nhất giữa thái độ và hành vi của sinh viên trong nghiên cứu này diễn ra trong mối quan hệđạo đức đối với bản thân, cụ thể là những phẩm chất như“tự trọng”, “khiêm tốn”, “yêu cầu cao”. Ngoài ra những nhóm giá trị với xã hội, gia đình, thầy cô và nghề sư phạm cũng thể hiện tính tương đồng khá rõ, như“biết ơn thế hệ trước”, “kính trọng thầy cô giáo”, “hiếu thảo, yêu thương trong gia đình” hay “không bảo thủ trong công việc”, “tận tâm với nghề” v.v…
- Tương quan giữa nhận thức đạo đức và hành vi đạo đức của SVSP có hệ số