Nhận định chung về ảnh hưởng của các yếu tố

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)

d. Về trường đào tạo

2.7.1. Nhận định chung về ảnh hưởng của các yếu tố

Bảng 2.7.1 dưới đây cho biết thứ hạng các biểu hiện trong 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng.

Từ đó, chúng tôi thấy cả ba yếu tố là gia đình, nhà trường và xã hội đều ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị đạo đức của sinh viên, trong đó tác động của gia đình được SVSP xác nhận có ảnh hưởng nhiều nhất đến định hướng giá trị đạo đức ở họ.

Thứ nhất, tác động từ gia đình gồm “những lời dạy bảo, nhắc nhở từ gia đình”, điều này đã khẳng định rằng gia đình là trường học đầu đời, cha mẹ là thầy cô giáo đầu tiên của mỗi cá nhân. Ngoài ra, những yếu tố khác từ gia đình tác động đến định hướng giá trị đạo đức của sinh viên là “lối sống của chính cha mẹ và người lớn trong gia đình”, “lịch sử truyền thống của gia đình” và cụ thể hơn là “kỷ luật nghiêm khắc của cha mẹ”. tác động từ gia đình thực chất là tác động giáo dục

của những người lớn, người có uy tín như cha mẹ và nề nếp, truyền thống, văn hoá của gia đình.

Bảng 2.7.1. Các yếu tốảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức

Yếu tốảnh hưởng Trung bình hXạếng p

Lịch sử truyền thống quê hương 3.89 4

Các quy định thành văn của pháp luật, xã hội và

nhà trường 3.79 7

Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường 3.28 21 Sự giàu lên nhanh chóng của những người xung

quanh 3.03 25

Đồng tiền mà mình kiếm được thông qua làm

thêm 3.41 19

Kiến thức từ những khóa học thêm ngoài trường 3.64 11 Lối sống của người bạn thân 3.38 20

Lối sống của bạn bè ngoài xã hội 3.05 24 Lối sống của hàng xóm, khu dân cư xung quanh

nơi mình ở 2.91 28

Các vấn đề thời sự về văn hóa, đạo đức, lối sống mà mình bắt gặp trên các phương tiện truyền

thông 3.59 14

Những câu chuyện về lối sống từ báo chí, truyền

hình 3.47 18

Những câu chuyện trong phim 2.93 27

Các mối quan hệ trên mạng Internet 2.37 30

Những gương điển hình thành đạt lớn tuổi trong

thực tế 3.48 17

Những người trẻ tuổi thành đạt 3.55 15

Xã hội

Thần tượng trong một lĩnh vực nghệ thuật nào đó 2.68 29

Lịch sử truyền thống của gia đình 3.86 5

Trình độ học vấn của cha mẹ 3.14 22

Nghề nghiệp của cha mẹ 2.96 26

Lối sống của chính cha mẹ và người lớn trong gia

đình 3.93 3 Những lời dạy bảo, nhắc nhở từ gia đình 4.18 1 Kỷ luật nghiêm khắc của cha mẹ 3.86 6 Gia đình Điều kiện kinh tế của gia đình 3.63 12 Lối sống của chính thầy cô giáo 3.50 16 Những lời dạy bảo, nhắc nhở từ thầy cô giáo 3.77 8

Phong cách giảng dạy của thầy cô giáo 3.74 9

Kỷ luật trong nhà trường 3.61 13

Nhà trường

Mục tiêu của nghề nghiệp trong tương lai 4.04 2

Những kiến thức học được từ sách vở 3.74 10

Thứ hai, tác động từ phía nhà trường tập trung chủ yếu vào việc định hướng mục tiêu nghề nghiệp, giáo dục động cơ nghề và đạo đức nghề cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo; từ tri thức và phong cách làm việc của giảng viên. SVSP thường đòi hỏi rất cao từ giảng viên, những đòi hỏi đó liên quan đến trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cách ứng xử với sinh viên. Qua tiếp xúc với sinh viên, thông qua những câu chuyện, chúng tôi nhận ra có không ít sinh viên hình thành niềm say mê nghề dạy học ngay trên giảng đường trường sư phạm sau khi được học tập và làm việc với một giáo viên nào đó, và cũng khá nhiều sinh viên đã bàng hoàng và từ bỏ niềm yêu thích nghề sư phạm vốn đã được hình thành rất sớm vì một sai lầm không thể tha thứở người thầy mà mình từng yêu quí.

Bên cạnh đó, nội dung và ý nghĩa của những tài liệu mà sinh viên được tiếp cận trong quá trình đào tạo cũng có ảnh hưởng đến tình yêu nghề và chuyên ngành sinh viên đang theo học.

Thứ ba, các yếu tố từ xã hội được xác định nhiều nhất như “lịch sử truyền thống quê hương” “các qui định thành văn của pháp luật, xã hội và nhà trường”

với vị trí tương đối cao trong bảng xếp hạng. Những biểu hiện này là dấu hiệu đáng mừng cho thấy SVSP rất đề cao các giá trị truyền thống của quê hương đất nước đồng thời cũng tôn trọng các chính sách pháp luật, các qui định của xã hội, và những tác động từ chúng giữ vị trí nhất định trong sự lựa chọn các giá trị đạo đức của SVSP.

Từ kết quả khảo sát (xem thêm bảng 31 Phụ lục 1), chúng tôi cũng nhận thấy 5 yếu tốđược sinh viên xác nhận có ảnh hưởng ít đến định hướng giá trị của họ, đó là:

nghề nghiệp của cha mẹ, phim ảnh, lối sống của khu dân cư, thần tượng trong lĩnh vực nghệ thuật và các mối quan hệ trên mạng Internet.

Trên thực tế, xã hội đang lo ngại ảnh hưởng của phim ảnh và mạng Internet đến đạo đức của thanh niên. Trong khi đó, sinh viên đã xác nhận ảnh hưởng của những tác nhân này ở mức thấp đến đạo đức của họ. Một lần nữa chúng ta thấy SVSP có một sự chọn lọc khá tốt đối với những tác động của cuộc sống hiện đại.

Cũng trong bảng xếp hạng trên, một điều khiến chúng ta đáng lưu tâm là nghề nghiệp của cha mẹ cũng không ảnh hưởng nhiều đến định hướng giá trịđạo đức của

SVSP. Kết hợp với những yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh, chúng ta tạm nhận định rằng về phía gia đình, chính lối sống và đạo đức của cha mẹ mới ảnh hưởng mãnh liệt đến đạo đức của con cái, còn giá trị vật chất mà họ kiếm được cũng nhưđịa vị của nghề nghiệp thì chỉ có những ý nghĩa tương đối mà thôi.

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)