Yếu tố bên trong đặc điểm lứa tuổi thanh niên sinh viên

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33)

b. Các yếu tố trong định hướng giá trị đạo đức

1.5.1. Yếu tố bên trong đặc điểm lứa tuổi thanh niên sinh viên

Thuật ngữ "thanh niên sinh viên" được Vũ Thị Nho sử dụng với cách hiểu là thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… và tác giả thống nhất lứa tuổi của thanh niên sinh viên kéo dài từ 19 đến 25 tuổi [49, tr.137]. Do những công trình nghiên cứu về lứa tuổi này còn ít nên thuật ngữ cũng như giới hạn độ tuổi ở đối tượng này còn chưa được thống nhất. Theo Tâm lý học phương

tây, lứa tuổi này là trung gian giữa trẻ vị thành niên (adolessence) và người trưởng thành (adulthood), cho nên gọi giai đoạn này là giai đoạn đầu của người trưởng thành trẻ tuổi.

Còn ở Việt Nam, một số nhà Tâm lý học lứa tuổi gọi đây là giai đoạn dậy thì chính thức trở đi hay còn gọi là giai đoạn hai của tuổi thanh niên [27, tr.56], tức là từ sau dậy thì (17, 18 tuổi - tốt nghiệp trung học phổ thông) đến tốt nghiệp đại học, cao đẳng, dạy nghề (25 tuổi).

Nhìn chung, mỗi tác giả đều theo những quan điểm khác nhau khi nhìn nhận về thanh niên sinh viên. Nhưng ta có thể nhận thấy sinh viên, trước hết, vẫn là thanh niên với tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, nhạy bén trước mọi vấn đề, thích khẳng định cái "tôi" của mình, thích khám phá và có pha chút bồng bột, sốc nổi. Mặt khác, họ đã là những công dân thực thụ với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật, một số gần nhưđộc lập với gia đình về kinh tế, khả năng tự ý thức cao, thể hiện sự mẫu mực của người trưởng thành trẻ tuổi. Do đó, lứa tuổi thanh niên sinh viên có những đặc trưng riêng thể hiện ở các hoạt động cơ bản của mình.

a. Đặc điểm về hoạt động học tập và nhận thức

Sinh viên là những người có đầy đủ các điều kiện về sinh lý, tâm lý để thực hiện hoạt động học tập hướng đến nghề nghiệp và còn mang tính chất nghiên cứu khoa học. Cụ thể:

Về mặt thể chất, sinh viên đã đạt đến mức phát triển hoàn thiện về thể chất để tham gia hoạt động học tập ở đại học.

Về hoạt động trí tuệ, tư duy lý luận, các năng lực sáng tạo ở sinh viên phát triển hơn (biểu hiện như họ thường xuyên, kiên trì đặt câu hỏi “Tại sao?”, thường tỏ ra nghi ngờ về tính đầy đủ, tính đúng đắn của các lời giải thích). Hoạt động tư duy của họ tích cực và độc lập hơn (biểu hiện như họ có thái độ không rập khuôn với các vấn đềđã biết, mà theo hướng chứng minh các định đề khoa học).

Động cơ học tập của sinh viên được hình thành phụ thuộc vào một số yếu tố như ý thức về mục đích gần xa của việc học tập, nắm vững ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tri thức sinh viên lĩnh hội, tính mới lạ, hấp dẫn, tính nghề nghiệp thể hiện rõ trong tài liệu được trình bày, gây được các hoàn cảnh có vấn đề... Động cơ học tập bị chi phối khá mạnh bởi chính vai trò của giảng viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học.

Nói chung về nhận thức, với sự phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận cùng khối lượng tri thức lớn đã được tiếp thu trong nhà trường, gia đình và xã hội, sinh viên bắt đầu liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chung về thế giới cho riêng mình, từđó mà những chuẩn giá trịđược xác định.

Xét ở khía cạnh nhận thức đạo đức, các nghiên cứu khoa học cho thấy những tri thức vềđạo đức có sự phát triển lên ở một thứ bậc cao hơn cả về mặt nhận thức. Sinh viên không chỉ có khả năng giải thích một cách rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệ thống nhất định, thể hiện một trình độ khái quát cao hơn mà ở họ còn xuất hiện một cách có ý thức nhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra.

b. Đặc điểm vềđời sống tình cảm và giao tiếp

Ở mặt tình cảm, theo B.G. Ananhev và một số nhà Tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của tình cảm đạo đức. Loại tình cảm này mang tính hệ thống và tính bền vững so với các thời kỳ trước. Các chuẩn mực đạo đức lúc này đã có được những ý nghĩa riêng tư, nhờ đó, các hành vi tương ứng với các chuẩn mực đạo đức nhất định có thể khơi dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt. Niềm tin đạo đức đã bắt đầu hình thành. Sự hình thành niềm tin đạo đức chuyển sinh viên từ chỗ là người chấp nhận, phục tùng các chuẩn mực đạo đức trở thành chủ thể tích cực của chúng [31, tr.5].

Hoạt động giao tiếp của sinh viên hướng vào tập thể và thể hiện nhu cầu thiết lập các mối quan hệ với người lớn. Xu hướng này nhằm khẳng định vị trí trưởng thành của sinh viên, bên cạnh đó là việc tìm kiếm cơ hội phát triển trong học tập và nghề nghiệp. Trong quá trình thiết lập các mối quan hệ này, sinh viên thường tỏ thái độ nhận xét, đánh giá những cá nhân và tập thể mà mình tiếp xúc, tán đồng hay phê phán những hành vi lối sống của những người gần gũi mình. Cụ thể sinh viên quan tâm nhiều đến những giá trị sống của cha mẹ, thầy cô giáo và những anh chị lớn tuổi xung quanh. Những thái độ này có thể đúng hoặc sai, có thể tích cực hoặc tiêu cực, nhưng đã giúp sinh viên lựa chọn cho mình những giá trị sống thông qua biểu hiện của ngưới lớn nói riêng, và cộng đồng xã hội nói chung. Mặt khác, nó cũng góp phần phát triển sự tựđánh giá, tự ý thức, tự giáo dục của sinh viên, được trình bày tiếp sau đây.

Đối với thanh niên sinh viên, tự đánh giá là một hoạt động nhận thức phát triển mạnh với những biểu hiện phong phú và sâu sắc, trong đó chủ thể thu thập, xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từđó có thái độ, hành vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển. Sinh viên không chỉ trả lời câu hỏi "Tôi là ai?" mà còn "Tôi là người thế nào? Tôi có những phẩm chất gì? Tôi có xứng đáng không?",v.v… Hơn nữa họ còn có mong muốn đi sâu lý giải "Tại sao tôi là người như thế?".

Những câu tự vấn trên đã góp thêm phần khác biệt rõ nét giữa sinh viên với các bộ phận còn lại của thanh niên, và giữa sinh viên với học sinh phổ thông. Những thanh niên không tham gia quá trình đào tạo trong nhà trường ít có điều kiện quan tâm đến mọi vấn đề xã hội và đến bản thân mình như sinh viên. Còn học sinh phổ thông chưa đủ sự chín chắn để đưa ra những nhận xét đúng đắn về mình. Đặc biệt với SVSP, mang trong mình trọng trách của những thầy cô giáo tương lai, thì những suy nghĩ, thái độ và kể cả hành vi để tự khám phá ra mình còn sâu sắc hơn nữa. SVSP thường xuyên nhìn nhận những thay đổi về đạo đức xung quanh bằng quan điểm “mô phạm”, tức là e dè, kỹ lưỡng nhất là khi những thay đổi ấy có liên hệ với bản thân. Một câu hỏi nữa cũng thường xuất hiện ở SVSP khi chứng kiến những xuống cấp của thang giá trịđạo đức trong xã hội: “Nếu là mình, mình có làm thế không?”.

Do vậy, nét đặc trưng vừa nêu về nhân cách đã khiến cho SVSP có sựổn định trong định hướng giá trị đạo đức. Trong định hướng đó, những giá trị đạo đức ở SVSP dẫu có thay đổi, cũng rất chậm, thận trọng và đòi hỏi sự trải nghiệm ở chính bản thân nhiều hơn so với thanh niên sinh viên nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33)