Về trường đào tạo, kết quả thống kê (ở bảng 24 ,Phụ lục 1) cho thấy: Sinh viên trường CĐSPMG có thái độ tích cực hơn đối với đ a s ố

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56)

các giá trị đạo đức trong các mối quan hệ, nhất là các giá trị trong quan hệ với xã hội, với cộng đồng.

- Sinh viên trường ĐHSPKT thì đề cao tính “trung thực” trong tình bạn và rất quan tâm đến thái độ “thẳng thắn góp ý với thầy cô”. Những biểu hiện này cho thấy phần nào tính đặc thù về “kỹ thuật” lấn áp tính “sư phạm” trong nghề nghiệp của họ. Đó cũng là hiện trạng đáng chú ý trong mục tiêu định hướng giá trị cho sinh viên trường ĐHSPKT. Một giáo viên dạy môn nghiệp vụ sư phạm trong trường đã nói: “tình cảm với nghề dạy học của SVSP còn chưa được rõ ràng lắm, khi dạy các môn nghiệp vụ chúng tôi thấy rõ điều đó, các em học theo lối đối phó và không tự tin khi nghĩ mình ra trường sẽ theo nghiệp dạy học”.

- Điểm đáng lưu ý hơn cả là sự mờ nhạt về biểu hiện thái độ đạo đức của sinh viên ĐHSP và CĐSP (nay là Đại học Sài Gòn cùng với trường THSPMN), đặc biệt là trường ĐHSP TPHCM, một trong số các trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước.

Khi chúng tôi hỏi một số sinh viên ĐHSP: “những điều đáng lo ngại của đạo đức sinh viên trường chúng ta” họ tìm cách lảng tránh, hoặc lắc đầu. Chúng tôi chỉ thu được một số ý kiến như“SVSP đã bắt đầu có dấu hiệu tham gia vào các tệ nạn xã hội, dưới con mắt khắt khe của một giáo viên tương lai thì tôi không thể chấp nhận điều đó’, hoặc “Ngày 20/11 hàng năm chỉ là dịp để chúng em… tổ chức các sự kiện, chương trình cho chính mình”, “tình bạn ngày nay đa phần chỉ là đáp ứng nhu cầu được chia sẻ khó khăn, hoặc… nhờ vả nếu có thể được”, hay “sinh viên ngày nay phải luôn biết thể hiện bản lĩnh của chính mình, khiêm tốn quá là thiệt thòi”.

Ý kiến của một số giáo viên trường CĐSP giải thích về thái độđạo đức sinh viên trường mình: “Do đầu vào là sinh viên cao đẳng nên rất ít các bạn sinh viên thiết tha với nghề dạy học”, “sự biến động của các ngành nghề trong xã hội phần nào cũng nâng cao vị thế của người giáo viên, nhưng lại cũng là cơ hội rõ ràng để các SVSP so sánh sự hơn kém về giá trị vật chất của nghềđem lại”.

Tóm li, về thái độđạo đức của sinh viên sư phạm nhìn chung đều mang tính tích cực khá cao. Nổi bật trong đó là các giá trị đạo đức trong mối quan hệ xã hội. Mặt khác, các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với bản thân chưa được đánh giá cao lắm từ phía các sinh viên sư phạm. Nam sinh viên thể hiện thái độ tương đối tốt hơn so với nữ sinh viên trong một số phẩm chất đối với xã hội và bạn bè. Các sinh viên đến từ TPHCM có thái độ tương đối tích cực hơn các sinh viên đến từ các tỉnh khác trong các mới quan hệ với thầy cô giáo, với nghề sư phạm. Vẫn có sự trội hơn về thái độ của những sinh viên năm đầu về nhiều mặt. Cuối cùng, biểu hiện của các sinh viên trường CĐSPMG vẫn cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến các thái độ đạo đức, đặc biệt là so với các sinh viên trường ĐHSP.

2.5. Hành vi đạo đức của SVSP ở TPHCM

Tìm hiểu hành vi đạo đức của SVSP, chúng tôi, một mặt căn cứ vào kết quả thăm dò về tựđánh giá của sinh viên, mặt khác chúng tôi dựa vào kết quả xử lý tình huống trong các mối quan hệ khác nhau ở sinh viên (mỗi tình huống sẽđại diện cho một giá trị đạo đức mà SVSP cần có trong định hướng của mình) kết hợp với kết quả phỏng vấn và quan sát.

Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên tự đánh giá hành vi đạo đức của mình ở mức khá cao (2.7). Điều này cho thấy hành vi đạo đức của SVSP khá phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã lựa chọn.

2.5.1. Kết quả chung về tựđánh giá hành vi đạo đức

Nhận diện về hành vi trong tâm lý người là một việc khó, nhận diện hành vi đạo đức lại càng khó hơn. Đặc biệt khi chúng ta cần tìm hiểu hành vi đạo đức của SVSP trong nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệ khác nhau thì đòi hỏi cần phải có nhiều phương pháp nghiên cứu để thu nhận ý kiến. Những số liệu từ bảng khảo sát chỉ là một phần kết quả tựđánh giá của SVSP trước những tình huống tiêu biểu mà chúng tôi đưa ra, chưa thể phản ánh hết được thực trạng về hành vi. Một số biểu hiện trong khi phỏng vấn và quan sát cũng được chúng tôi ghi nhận một cách tương đối.

Trước tiên xét về kết quả tựđánh giá hành vi từ phiếu khảo sát, chúng tôi dựa vào điểm trung bình điều hòa để phân tích. Với 3 hình thức đánh giá tương ứng với 3 thang điểm tích cực: mức 3, phân vân:mức 2, tiêu cực:mức 1, chúng tôi nhận thấy tất cả các tình huống đưa ra đều được sinh viên tựđánh giá trên mức phân vân (thấp nhất là 2.2 và cao nhất là 2.92 – xem bảng 25, Phụ lục 1). Điều này có nghĩa là SVSP đã lựa chọn các hành vi đạo đức tích cực trong các mối quan hệ.

Bảng 2.5.1 là sự tổng hợp những hành vi đạo đức tích cực cao nhất và những hành vi đạo đức tích cực thấp nhất của SVSP trước các tình huống đạo đức khác nhau.

- Các hành vi đạo đức tích cực được SVSP lựa chọn nhiều nhất thuộc mối quan hệ với học sinh (xem thêm bảng 26, Phụ lục 1). Đây sẽ là những định hướng tốt trong giao tiếp và ứng xử với học sinh trong nghề nghiệp tương lai.

Không chỉ dựa vào kết quả của phiếu thăm dò, trong một cuộc trò chuyện với sinh viên trường ĐHSP, các bạn cho biết “Là giáo viên không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn, những lúc mình mắc lỗi mà không lắng nghe sự góp ý của học sinh thì chẳng bao giờ tiến bộđược, có khi còn khiến học sinh bất mãn về mình”.

Bảng 2.5.1. Sự lựa chọn hành vi đạo đức của SVSP

Quan hệ Hành vi lựa chọn nhiều Hạng Hành vi lựa chọn ít Hạng

Tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh 1 Với học sinh Khiêm tốn, học hỏi những điều xứng đáng 2

Yêu thương, chia sẻ 3 Với gia

đình Yêu thcác thành viên ương, chia sẻ với 4 Với nghề

SP

Không bảo thủ với các điều cần thay đổi

5 Yêu nghề, tha thiết với nghề dù khó khăn

34 Với bạn Sẵn sàng hy sinh 6

Nhiệt tình giúp đỡ trong công việc 7 Kính trọng, chào hỏi 8 Với thầy cô Biết ơn 10 Thẳng thắn, góp ý sai lầm của thầy cô 32

Thương người, giúp đỡ 35 Với xã hội Lịch sự, văn minh nơi

công cộng 9 Lựa chọn các việc khó khăn

38 Khiêm tốn, không kiêu ngạo khi thành công 31 Tự trọng, xấu hổ khi phạm sai lầm 30 Tự tin dù gặp khó khăn 37 Với bản thân

Yêu cầu cao trong công việc

39 Kiên nhẫn làm đến cùng 33 Với học

tập Trung thực trong thi cử 36

Hoặc khi được hỏi “Các bạn sẽ làm gì khi có một học sinh học mãi mà không hiểu?” thì các sinh viên trả lời “Cần phải áp dụng nhiều phương pháp, vì học sinh như vậy mới cần đến người thầy giáo”.

- Những hành vi đạo đức trong mối quan hệ với thầy cô giáo đã từng dạy dỗ mình cũng được sinh viên lựa chọn một cách tích cực. Điều này thể hiện mong muốn của SVSP về hành vi ứng xử của học sinh đối với mình trong tương lai. Những nét tích cực trong quan hệ thầy trò được SVSP thể hiện trong các hành vi cử chỉ biết ơn thầy cô nhân ngày lễ 20/11, ngày Tết cổ truyền, những tấm bưu thiếp, những bông hoa tuy giản dị nhưng không kém phần sâu sắc về tình thầy trò mà sinh viên viên sư phạm đã gửi tặng thầy cô.

Trong tình huống “Làm gì khi bài giảng của mình bị nhận xét là kém hiệu quả”đạt điểm số rất cao 2.89. Đa số sinh viên lựa chọn phương án trả lời “Tiếp thu ý kiến và sửa đổi để học sinh lĩnh hội tốt hơn”, càng khẳng định thêm tính tích cực cao trong những hành vi hướng đến học sinh của SVSP.

- Với bạn bè, SVSP tự đề cao hành vi “sẵn sàng hy sinh”, cụ thể là chia sẻ những khó khăn của bạn bè. Tình huống đặt ra là “làm gì khi bạn mình bệnh nguy

cấp cần được truyền máu”, đa số sinh viên lựa chọn phương án “sẵn sàng cho mà không đòi hỏi gì” (điểm trung bình 2.88). Thực tế quan sát cũng thấy SVSP có lối sống cư xử với nhau rất tình cảm, không ngại giúp đỡ lẫn nhau kể cả những việc gây mất mát cho mình, ví dụ bảo vệ, bênh vực bạn, nhường học bổng, tài liệu cho nhau.

- Trong quan hệ xã hội, sinh viên thể hiện tính tích cực trong hành vi ứng xử nơi công cộng, cụ thể là “lịch sự, văn minh”. Tình huống rất bình thường được đặt ra “làm gì khi cần vứt rác tại trạm chờ xe buýt”, đa số các bạn nghiêng về cách ứng xử“đợi và bỏ vào đúng nơi chứa rác qui định” (2.85); trên các tuyết xe buýt đi và đến tại khu vực các trường sư phạm, chúng tôi vẫn bắt gặp những hình ảnh rất đẹp khi các bạn sinh viên tựđộng đứng lên để nhường ghế cho người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, thầy cô giáo mặc dù xe rất đông.

- Những hành vi mà chúng tôi cho là khá tích cực nhưng ít được SVSP lựa chọn để ứng xử như “Khiêm tốn, không kiêu ngạo khi thành công” (2.59), “Tự trọng, xấu hổ khi phạm sai lầm” (2.6), “Tự tin dù gặp khó khăn” (2.48), “Yêu cầu cao trong công việc” (2.2). Đây là dấu hiệu cho thấy SVSP chưa khiêm tốn, chưa nghiêm khắc với bản thân và chưa nỗ lực tự hoàn thiện mình, cụ thể là các xu hướng “không thấy xấu hổ lắm khi làm sai trước mặt người khác”,“khoe khoang một chút khi có thành công”, “hơi nao núng khi gặp khó khăn”,“không mong chờ kết quả xuất sắc trong công việc”.

Một số hành vi trong quan hệ xã hội như “hy sinh lựa chọn những việc khó khăn” (2.39), “yêu thương, giúp đỡ người khác” (2.53) cũng chỉ có ít SVSP lựa chọn hoặc đắn đo khi chọn, ví dụ“sẽ nhận những công việc ở vùng sâu, vùng xa nếu như không có sự lựa chọn nào khác”, và “sẽ giúp đỡ người đi đường gặp tai nạn khi thấy cần thiết hay được yêu cầu”.

Trong học tập, tính “trung thực” (2.51) và “kiên nhẫn” (2.56) cũng được SVSP lựa chọn ở mức vừa phải. Câu trả lời biểu hiện tính trung thực là “vừa tự làm vừa tìm cách hỏi nếu như không nhớ bài trong phòng thi”; còn câu trả lời thể hiện tính kiên nhẫn là “không quyết chí làm đến cùng những vấn đề khó trong bài học”. Những giáo viên ở các trường sư phạm cho biết “trung thực” trong học tập và thi cử của sinh viên vẫn không thể mang tính tuyệt đối. Thực tế quan sát cũng cho thấy vẫn còn hiện tượng sao chép bài của nhau trong phòng thi cũng như sao chép các

công trình nghiên cứu với các qui mô khác nhau của SVSP. Giải thích cho vấn đề này, các bạn sinh viên đưa ra những lý do “môn học nhiều lý thuyết nên không thể nhớ được”, “phương pháp giảng dạy không lôi cuốn” hay “bắt chước những bạn bè xung quanh”… Nhưng tựu trung lại, các sinh viên vẫn thừa nhận “tính tự ý thức của bản thân còn kém”.

Một hành vi đáng chú ý trong mối quan hệ với thầy cô giáo được lựa chọn ở mức thấp (2.58) là “cần góp ý khi nhận thấy sai lầm của thầy cô”. SVSP phân vân giữa các cách trả lời “mạnh dạn tìm cách góp ý chân thành”“đó không phải là chuyện của mình, nên không quan tâm”. Điều này đã được chúng tôi lý giải do quan hệ thầy trò ở đại học khác so với phổ thông. Dù thế nào đi nữa thì thực trạng quan hệ giữa sinh viên và giảng viên đại học cũng cần được cải thiện.

Điều đặc biệt sau cùng khi phân tích hành vi đạo đức của SVSP được thể hiện trong phẩm chất “yêu nghề sư phạm” (ở mức 2.56), điều này phản ánh sự lưỡng lự, do dự theo đuổi nghề sư phạm khi chếđộ lương còn quá eo hẹp.

2.5.2. So sánh giữa các nhóm khách thểđiều tra về hành vi đạo đức

Dưới đây sẽ là những so sánh để tìm ra dấu hiệu khác nhau giữa các nhóm khách thểđiều tra khi xét đến sự tựđánh giá hành vi đạo đức.

a. V gii tính, chúng tôi nhận thấy, ngoài quan hệ gia đình, trong từng mối quan hệ đều có một vài biểu hiện sự khác biệt về hành vi đạo đức giữa

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)