Tổ chức dạy học các môn nghiệp vụ góp phần hình thành động cơ, hứng thú học nghề sư phạm cho sinh viên

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77)

2 blog: trang thông tin cá nhân trên một mạng xã hội ảo của Internet

3.2.4. Tổ chức dạy học các môn nghiệp vụ góp phần hình thành động cơ, hứng thú học nghề sư phạm cho sinh viên

hứng thú học nghề sư phạm cho sinh viên

Các môn học cung cấp tri thức, kỹ năng và giáo dục đạo đức nghề trực tiếp cho SVSP phải kểđến các môn Nghiệp vụ sư phạm, đó là Tâm lý học, Giáo dục học và Lý luận dạy học bộ môn. Các môn học nghiệp vụ này trực tiếp tạo nên tính sư phạm trong trường đại học sư phạm, và phân biệt trường đại học sư phạm với các trường đại học khác. Trên thực tế, các môn học này chưa được quan tâm đúng mức với vai trò, vị trí của chúng trong qui trình đào tạo giáo viên, chưa được đầu tư thoả đáng và để lại những tồn tại dưới đây:

Thời lượng môn học chưa hợp lý. Ví dụ, môn Tâm lý học đang giảng dạy tại các trường được gói gọn trong 60 tiết – 75 tiết (tuỳ từng trường), trong đó, gồm Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học sư phạm, và Tâm lý học lao động (dành cho trường sư phạm kỹ thuật). Thời lượng như vậy thực sự là quá ít để giáo viên chuyển tải nội dung cơ bản trong chương trình cũng như nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp; và cũng không thểđủ để sinh viên có thể lĩnh hội tất cả nội dung trên, chưa nói đến việc tựđào sâu nghiên cứu, hay sáng tạo trong

chính môn học của mình. Theo đó, giảng viên khó có thểđổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên, vì bị khống chế thời gian, nên chọn phương pháp diễn giảng là phù hợp. Kết quả là sinh viên không hứng thú học tập bộ môn, học vì bắt buộc, vì phải hoàn thành chương trình để thi tốt nghiệp v.v… kết quả học tập không cao (chỉ cần 5 điểm không phải thi lại), kiến thức chưa vững chắc ở sinh viên (thi xong chữ thầy cô trả lại thầy cô), vì thế khó có thể tái sử dụng trong các tình huống học tập khác và trong nghề nghiệp tương lai.

Nội dung môn học nặng về lý thuyết nhẹ về thực hành, kiến thức mang tính hàn lâm chưa gắn với thực tế giáo dục, thực tiễn nghề nghiệp.

Hình thức và phương pháp giảng dạy đơn điệu, tẻ nhạt nên không kích thích sinh viên học tập một cách tích cực và sáng tạo.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn nghiệp vụ sư phạm, góp phần đắc lực vào việc giáo dục định hướng giá trị đạo đức nghề sư phạm cho sinh viên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể sau:

• Tăng thời lượng giảng dạy các môn nghiệp vụ, đặc biệt là hai môn Tâm lý học, Giáo dục học đang bị cắt giảm một cách cảm tính thiếu cơ sở khoa học trong các trường sư phạm hiện nay.

• Khoa Tâm lý - Giáo dục (hay Tổ Tâm lý - Giáo dục) và tổ phương pháp giảng dạy của các khoa trong trường sư phạm cùng trao đổi thống nhất nội dung chương trình, phân định rõ phạm vi kiến thức và trách nhiệm của từng bộ môn để tránh chồng chéo, trùng lặp khi giảng dạy (ví dụ, giảng viên dạy Tâm lý học giảng về tư duy, giảng viên dạy môn phương pháp dạy học môn Vật lý cũng dạy về tư duy. Vậy, hai mức độ tư duy này khác nhau như thế nào?).

• Tổ bộ môn điều chỉnh nội dung chương trình các môn nghiệp vụ theo hướng cân đối giữa lý thuyết và thực hành (tỉ lệ 1/1), giảm bớt kiến thức hàn lâm, tăng cường tri thức mang tính nghề nghiệp; gắn nội dung môn học với thực tiễn giáo dục, dạy học ở nhà trường phổ thông.

• Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn tự học bộ môn dưới dạng tài liệu in và tài liệu điện tửđáp ứng nhu cầu tự học của sinh viên. Tài liệu học môn nghiệp vụ sư phạm được biên soạn phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo (ví dụ Tâm lý học dạy cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu học, Tâm lý học dạy cho sinh viên Giáo dục mầm non, Tâm lý học dạy cho khoa

Giáo dục thể chất phải có những khác biệt với Tâm lý học dạy cho sinh viên học chuyên ngành thiết kế thời trang hay cơ khí). Điều này giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản, dễ dàng nhìn thấy sự thể hiện của khái niệm trong thực tế, thực tiễn nghề nghiệp và định hướng ứng dụng trong nghề nghiệp tương lai. Thực tế cho thấy những tài liệu chung chung, không có những ví dụ, tình huống gắn với từng chuyên ngành đào tạo đã chưa thể kích thích hứng thú, hình thành động cơ học tập bộ môn và hạn chế khả năng ứng dụng môn học vào thực tiễn nghề nghiệp của SVSP.

• Giảng viên phụ trách bộ môn cần làm rõ ý nghĩa của từng môn nghiệp vụ trong trường sư phạm, đối với SVSP, với nghề nghiệp ngay khi bắt đầu môn học và thực chứng trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn.

• Dạy học các môn nghiệp vụ sư phạm nhất thiết phải kết hợp dạy trên lớp với tham quan học tập, thực hành sư phạm, diễn giảng kết hợp với dạy học theo nhóm nhỏ, tự học có hướng dẫn nhằm tạo cơ hội cho SVSP được dấn thân, trải nghiệm những kiến thức bộ môn trong thực tiễn nghề nghiệp, để kiến thức nghiệp vụ sư phạm không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ môn học mà vượt ra ngoài cuộc sống và thực tiễn nghề sư phạm.

Ví dụ, khi dạy các bài như Cảm giác, Tri giác, Trí nhớ, Tư duy, Tính cách, Đặc điểm tâm lý lứa tuổi… trong Tâm lý học, giáo viên có thể tổ chức cho sinh viên làm các khảo sát hay trắc nghiệm nhỏở học sinh phổ thông. Khi dạy các bài nhưMục đích giáo dục, Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách, Phương pháp dạy học, Phương pháp giáo dục, Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp… trong môn Giáo dục học, giảng viên nên tổ chức cho sinh viên tham quan thực tế giáo dục, làm các nghiên cứu nhỏ, sẽ rất tốt cho việc định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp ở SVSP.

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)