Yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

b. Các yếu tố trong định hướng giá trị đạo đức

1.5.2. Yếu tố bên ngoà

Tác động đến định hướng giá trị đạo đức của SVSP không phải chỉ do đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên mà còn ở gia đình, nhà trường và xã hội.

a. Tác động từ gia đình. Gia đình là môi trường sống, hoạt động và giao tiếp gần nhất của cá nhân. Gia đình có chức năng giáo dục, đặc biệt là giáo dục các giá trịđạo đức.

Nghề nghiệp, truyền thống, nếp sống, văn hoá của gia đình và các thành viên trong gia đình, những giá trị mà những người có uy tín trong gia đình lựa chọn như tình yêu đối với đất nước, sự cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của đất nước, niềm say mê công việc, tinh thần trách nhiệm, lòng độ lượng, khao khát học tập, trung thực trong nghề nghiệp và giao tiếp, tình thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong gia đình đều tác động đến sự lựa chọn các giá trị đạo đức ở lớp trẻ. Những tác động từ gia đình tạo tiền đề nhận thức và tình cảm đầu tiên về những giá trịđạo đức của cá nhân.

Giáo dục về thế giới quan, về lý tưởng sống từ những người lớn trong gia đình cũng là những tác động mạnh đến định hướng giá trị của thanh niên sinh viên.

Ngay cả mức sống, chất lượng cuộc sống của gia đình cũng tác động đến việc lựa chọn và xếp thứ bậc cho các giá trị đạo đức của các bạn trẻ.

b. Nhà trường cũng tác động rất mạnh đến định hướng giá trị đạo đức của SVSP. Nội dung các môn học, nhất là các môn nghiệp vụ sư phạm trong chương trình đào tạo giáo viên có tác động đến nhận thức về các giá trị đạo đức và đạo đức nghề nghiệp ở SVSP.

Phương pháp giảng dạy, đặc biệt sự gương mẫu của đội ngũ giảng viên đại học có tác dụng củng cố nhận thức, hình thành tình cảm đạo đức ở SVSP.

Các hoạt động thực hành nghề nghiệp như thực tế giáo dục, thực tập sư phạm có tác dụng củng cố niềm tin về các giá trị đạo đức và tạo điều kiện cho SVSP trải nghiệm các giá trịđạo đức trong thực hành nghề nghiệp, từđó hình thành hành vi đạo đức nghề nghiệp.

Môi trường sư phạm, ở đó, tập thể sư phạm thực sự đoàn kết, nhất trí cùng hướng đến mục tiêu chung của nhà trường là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, tập thể giảng viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người thầy v.v… chắc chắn là sựđịnh hướng giá trịđạo đức hiệu quả cho SVSP.

c. Xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng giá trị của thanh niên sinh viên. Khoa học công nghệ phát triển, sự gia nhập của Việt Nam vào các tổ chức thế giới đặt sinh viên trước những thách thức rất lớn về kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp.

Sự hội nhập và giao lưu giữa các nền văn hoá của các dân tộc, các nước trên thế giới cũng làm cho thanh niên lúng túng, có khi đảo lộn các giá tri đạo đức căn bản, truyền thống của ông cha từ ngàn xưa.

Những tê nạn xã hội, nhất là những sai phạm của một số quan chức chính quyền đã khiến thanh niên lung lay niềm tin đối với những người mà bấy lâu nay họ tôn thờ, ngưỡng mộ. Sự tụt hậu của đất nước, nạn ô nhiễm môi trường, đói nghèo và lạc hậu đã làm cho thanh niên hoang mang, lo lắng vì không biết bằng cách nào đểđưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng đó.

Tất cả những tác nhân trên đôi khi đã đẩy sinh viên đến chỗ lúng túng, thậm chí bế tắc trong việc định hướng giá trị đạo đức. Cần thiết phải tác động vào các yếu tố bên ngoài để chúng tác động tích cực đến thanh niên giúp họ tự tin lựa chọn các giá trị đạo đức đúng đắn, được đông đảo nhân dân đồng tình và xã hội thừa nhận.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)