Các nhân tố thuộc khả năng nội tại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 68)

- Công ty Casacom: * Thông tin chung:

2.2.2.3. Các nhân tố thuộc khả năng nội tại của doanh nghiệp

Thực trạng khả năng nội tại của doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường. Khả năng nội tại của doanh nghiệp chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, đề ra các mục tiêu, kế hoạch phù hợp với nguồn lực của mình để đạt được kết quả tối ưu. Sau đây là những đặc điểm nổi bật của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel.

Cơ sở hạ tầng mạng và dịch vụ của Viettel

– Mạng truyền dẫn được đầu tư phát triển rộng khắp trên cơ sở hợp tác với các đơn vị ngành điện lực, đường sắt, viễn thông và đi thẳng vào công nghệ hiện đại (IP, DWDM …).

o Về truyền dẫn trong nước: đến cuối tháng 7/2006, Viettel có mạng cáp quang trong nước đến 64/64 tỉnh, thành, phủ tới 80% huyện với gần 30.000km, có hệ thống truyền dẫn vi ba và 3 đường trục cáp quang Bắc-Nam với các nhánh rẽ đi tất cả các nơi trên toàn quốc:

+ Đường trục 1A với dung lượng 2.5 Gbps + Đường trục 1B với dung lượng 10 Gbps

+ Đường trục 1C, 2B với dung lượng có thể đạt 400 Gbps (đang xây dựng) o Về truyền dẫn quốc tế: Vietel có 3 cổng quốc tế bao gồm 1 cổng quốc tế qua vệ tinh với dung lượng 155Mbps, 2 hệ thống cáp quang đất liền đi quốc tế qua Hồng Kông với tổng dung lượng là 5 Gbps. Hiện Viettel đang đàm phán với các đối tác quốc tế để triển khai thêm cổng quốc tế qua cáp quang biển.

– Mạng điện thoại di động Viettel là mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Việt Nam với hơn 3000 trạm phát sóng phủ khắp 64/64 tỉnh thành và 7 triệu thuê bao chỉ sau hơn 1 năm hoạt động. Phần mạng lõi cũng được chú trọng đầu tư nâng cấp, đã được bổ sung các phần tử softswitch, sẵn sàng cho hội tụ NGN.

– Mạng điện thoại cố định: đã có mặt ở 38 tỉnh thành với 200 ngàn thuê bao tính đến hết tháng 7/2006 và sẽ nhanh chóng mở rộng ra toàn quốc.

– Mạng điện thoại đường dài gồm mạng VoIP và mạng cố định truyền thống PSTN. Viettel là nhà khai thác dịch vụ VoIP đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000. Đến cuối tháng 7/2006, Viettel có 3 tổng đài quốc tế, cung cấp dịch vụ đến 60 tỉnh thành, hình thành tuyến liên lạc đi trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Số thuê bao đạt khoảng 3 triệu với lưu lượng trung bình đạt 30 triệu phút/tháng.

– Mạng đường trục Internet IXP: dung lượng quốc tế 600Mb/s, có thể mở rộng lên 5Gb/s; dung lượng đường trục trong nước 300Mb/s, có thể mở rộng tới 20Gb/s.

– Mạng truy nhập Internet băng rộng đến hết 6/2006 đã đạt dung lượng 140.000 thuê bao. Số thuê bao hoạt động đã lên tới 70.000 ở 64/64 tỉnh thành.

– Dịch vụ bưu chính cũng đã có mạng lưới rộng khắp cả nước, trở thành mạng chuyển phát lớn thứ 2 Việt Nam.

Hạ tầng mạng lưới của Viettel đã thực sự có tầm cỡ trong nước và khu vực với mạng điện thoại di động đạt 4 triệu thuê bao sau gần 2 năm hoạt động, hơn 200.000 thuê bao cố định và ADSL, mạng truyền dẫn quang phủ khắp toàn quốc, cửa ngõ quốc tế dung lượng lớn, kết nối với hàng chục đối tác quốc tế trên lĩnh vực thoại,. Viettel đã được đánh giá là một doanh nghiệp viễn thông có tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường Việt Nam. Nhờ đó, Viettel đã tạo một cơ sở mẹ vững chắc để từng bước vươn ra thị trường thế giới.

Quy mô vốn đầu tư:

Vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh có thể chia làm 2 loại: vốn cố định và vốn lưu động. Trong quá trình hoạt động bất cứ

bảng cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Viễn thông Quân đội- viettel tính đến hết năm 2008. Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn 1.410 2.100 3.340 6.263 11.481 1. Theo nguồn hình thành - Vốn chủ sở hữu 850 1.400 2.390 4.543 9.681 - Vốn đi vay 560 700 950 1.300 1.800

2. Theo cơ cấu vốn

- Vốn cố định 1.180 1.800 2.840 3.880

- Vốn lưu động 230 300 500 960

Bảng 2.4 : nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn ( Nguồn: báo cáo tổng kết các năm của viettel )

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel tăng đều qua các năm, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm đa số. Điều này cho thấy Viettel hoàn toàn chủ động về nguồn vốn và có khả năng thanh toán các khoảng nợ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Viettel luôn có phương án sử dụng nguồn vốn để có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với những hợp đồng quốc phòng thì nguồn vốn sẽ do kinh phí của Bộ Quốc phòng cấp, còn những hợp đồng kinh tế thì Viettel tự trang trải nguồn vốn hoặc tranh thủ nguồn vốn của đơn vị đặt hàng. Trường hợp tham gia liên kết kinh doanh theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh thì Viettel sẽ dùng nguồn vốn lưu động của mình kết hợp với nguồn vốn của đối tác nước ngoài, như vậy không những vừa tiết kiệm được vốn mà còn tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel về tài chính.

Với tổng số vốn tăng trung bình 50% một năm, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel được đánh giá có quy mô vốn lớn và có thể tự tin bước những bước đi đầu tư ra nước ngoài.

Nguồn lực

Xuất phát từ đặc thù về tổ chức mạng lưới sản xuất kinh doanh dịch vụ trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn với trên 11.000 cán bộ nhân viên tính đến hết năm 2008.

Chỉ tiêu Loại lao động 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng lao động 3,224 5,970 7,862 9,134 11,693

Phân loại theo chức năng

Lao động quản lý 800 1,500 2,245 2,801 3,654 Lao động công 1,940 3,600 4,514 5,367 6,220

Lao động phục vụ 484 870 1,130 966 1,819 Phân loại theo

thâm niên

Dưới 5 năm 902 2,103 3,207 4,060 4,913 Từ 5-10 năm 1,755 3,176 3,943 3,943 3,943

Trên 10 năm 567 691 712 712 712

Phân loại theo trình độ Cao học 27 41 74 100 120 Đại học 1,754 3,007 4,552 5,268 5,654 Cao đẳng 1,332 1,919 2,157 2,873 3,259 Trung cấp 44 929 1,026 1,742 2,128 TH chuyên nghiệp 67 74 53 769 1,155

Bảng 2.5: Thống kê số lượng lao động theo cơ cấu

( Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của phòng nhân sự Viettel )

Với vai trò kinh doanh dịch vụ viễn thông cùng các hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng cao của con người nên lực lượng lao động của Viettel ngoài đội ngũ lao động đóng vai trò quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty thì còn có một đội ngũ lao động đông đảo, đó là lao động công nghệ có nhiệm vụ vận hành hệ thống kỹ thuật toàn ngành, đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất. Lực lượng lao động này chiếm khoảng trên 60% tổng lao động, thể hiện quy mô kinh doanh của Viettel đang mở rộng. Lao động quản lý chiếm khoảng 25%, còn lao động phục vụ chiếm khoảng 15%.

Từ năm 2004 - 2008, Viettel đã chủ động trẻ hóa đội ngũ lao động. Những lao động trẻ này được đào tạo trong thời kỳ mới nên rất nhanh nhạy với thị trường, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật mới tiên tiến, hiện đại. Họ chính là nhân tố tạo sức bật cho Viettel trong những năm tới. Bên cạnh lực lượng lao động trẻ là đội ngũ Sỹ quan có thâm niên, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Hai lực lượng lao động này kết hợp với nhau sẽ khắc phục được những hạn chế, đồng thời phát huy

những khả năng vốn có, từ đó sẽ đẩy nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo năng lực cạnh tranh về “trí tuệ” cho Viettel.

Trải qua hơn 5 năm kinh nghiệm tự xây dựng và khai các mạng viễn thông (VoIP, truyền dẫn trong nước và quốc tế, PSTN, di động, Internet …), Viettel đã thực sự quy tụ và xây dựng được cho mình một đội ngũ nhân viên kỹ thuật và kinh doanh hùng hậu đảm bảo về chất lượng và số lượng phục vụ cho dự án đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w