Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 100)

- Tỷ suất EBITDA tăng đáng kể từ mức 35% năm 2008 lên 44%

9 GT Tell (Exell) 14,883 0.27% PNP và SR

3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức

Bưu chính viễn thông là lĩnh vực rất nhạy cảm. Sự bùng nổ về công nghệ thông tin đã tác động mạnh đến dây chuyền sản xuất, cung cách quản lý, lối sống và cách suy nghĩ của người lao động. Vì vậy, tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngoài

việc cần được thích ứng một cách năng động với những thay đổi còn cần phải thực hiện trên cơ sở nhìn xa trông rộng để đối phó với những xu hướng của công nghệ và dịch vụ trong tương lai. Việc lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp và đánh giá hiệu quả của đào tạo là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Để có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường mới, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ. Thực tế cho thấy, trước tiên cần có đội ngũ lao động có năng lực và nhạy bén, trong đó đào tạo và phát triển đúng hướng, có chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Trong giai đoạn mới đầu tư sang thị trường nước ngoài, nguồn nhân lực có trình độ cao còn hạn chế, Tổng công ty cần tập trung đào tạo nhiều chuyên gia về các lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ kinh tế. Bên cạnh đó cũng cần chuyển từ cách nhìn nhận cho rằng tiết kiệm chi phí lao động sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong sản xuất sang cách nhìn nhận mới là chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh, có lợi nhuận và đạt được hiệu quả cao hơn. Với mỗi loại lao động khác nhau cần tập trung vào các hướng khác nhau:

- Lao động quản lý: Cần phân cấp giao quyền rõ ràng, khuyến khích sự độc lập, sáng tạo, nắm vững chủ trương chính sách của tổng công ty, của ngành, tranh thủ ý kiến các cấp.

- Lao động kỹ thuật: thường xuyên đào tạo và tái đào tạo để thích ứng với các loại công nghệ mới, từ đó làm chủ công nghệ và tối ưu hóa các chức năng tiên tiến của công nghệ. Ngay trong thời gian đào tạo cần tăng thêm thời gian thực hành, khảo sát, tiếp xúc thực tế, bổ sung thiết bị thực hành. Chương trình đào tạo phải đồng bộ với công nghệ, gắn đào tạo với nhu cầu tuyển dụng. Với lao động cần lấy năng suất, hiệu quả làm chuẩn mực.

- Lao động khai thác và phục vụ: Nâng cao trình độ hiểu biết về dịch vụ để tránh lúng túng trong xử lý nghiệp vụ. Đồng thời lấy kỹ năng và tác phong phục vụ làm

thiếu tận tình của nhân viên giao dịch Viettel, trong khi hầu hết mọi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đều ở khâu này.

Việc đánh giá thực trạng đội ngũ lao động về các mặt trình độ, năng lực,.. là việc làm cần thiết bởi đó sẽ là cơ sở cho công tác lập kế hoạch đào tạo phục vụ cho mục tiêu phát triển của tổng công ty. Việc đánh giá cần được dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh cụ thể và linh hoạt theo kế hoạch và yêu cầu của sản xuất kinh doanh chứ không chỉ bằng hình thức nhận xét về tư tưởng, lập trường và phẩm chất đạo đức hay tiêu chuẩn cấp bậc đơn thuần.

Song song với việc sử dụng nguồn nhân lực hiện có, Viettel cần phải tuyển dụng, đào tạo thu hút các chuyên viên, kỹ sư giỏi bản địa. Viettel cần kết hợp các khoá đào tạo của chuyên gia nước ngoài và các khoá tự đào tạo. Các chuyên gia có kinh nghiệm của Viettel tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chỗ sau tuyển dụng.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w