- Tỷ lệ rủi ro cao hơn các phương thức khác.
1.4. Một số tiêu chí để đánh giá kết quả của chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế
cáo riêng. Công ty “Swinn” sản xuất xe đạp có thể sử dụng đề tài “khoan khoái” trong quảng cáo ở Hoa Kỳ, nhưng ở các nước trên bán đảo Scandinavi thì lại dùng đề tài “an toàn” để quảng cáo.
Ngoài ra, phương tiện quảng cáo cũng đòi hỏi phải thích nghi với quy mô quốc tế bởi khả năng tiếp cận của các nước có khác nhau. Ở Đức chỉ dành một giờ buổi tối trên truyền hình cho quảng cáo thương mại, ở Thụy Điển truyền hình không dành thời gian cho quảng cáo, ở Pháp các kênh trung ương không được quảng cáo, các nước ở bán đảo Scandinavi không có quảng cáo trên đài phát thanh. Tạp chí là phương tiện quảng cáo chủ yếu ở Ý nhưng lại giữ vai trò rất nhỏ ở Áo. Ở Anh báo chí là phương tiện quảng cáo toàn quốc còn ở Tây Ban Nha thì báo chí lại là phương tiện địa phương.
1.4. Một số tiêu chí để đánh giá kết quả của chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế quốc tế
Trong quá trình hoạch định chiến lược thâm nhập một thị trường nào đó mỗi doanh nghiệp đều có một mục tiêu, yêu cầu nhất định như: mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu, gia tăng doanh số, lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ, phát huy lợi thế ….Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp có thể dựa theo một số tiêu chí sau để đánh giá kết quả của chiến lược:
- Mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: chỉ tiêu so sánh kim ngạch xuất khẩu trước và sau khi thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường.
- Mức tăng doanh thu: được tính bằng doanh thu sau khi triển khai chiến lược trừ đi mức doanh thu trước khi thực hiện.
- Lợi nhuận thu được: tính bằng tổng doanh số xuất khẩu trừ đi giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Ngoài ra, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính bằng phần trăm lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu cũng phản ánh mức độ thành công của chiến lược thâm nhập thị trường.
- Mức tăng thị phần: được tính bằng sự chênh lệch thị phần trước và sau khi thực hiện chiến lược. Mục tiêu của chiến lược thâm nhập thị trường thường là mục tiêu gia tăng thị phần, do vậy đây là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng. Mức độ gia tăng thị phần có thể coi là mức độ thành công của chiến lược.
- Sự gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu: đây là một tiêu chí đánh giá không dễ đo lường được. Về cơ bản, sự gia tăng khả năng cạnh tranh cũng có nghĩa là việc mở rộng được thị phần thâm nhập hay như việc đạt được một vị thế nhất định trên thị trường xuất khẩu. Ngoài việc so sánh thị phần trước và sau khi tiến hành chiến lược thâm nhập, cũng có thể đánh giá địa vị của công ty thông qua tiến hành thăm dò dư luận trên thị trường thâm nhập, tuy nhiên chi phí cho việc khảo sát này rất lớn.
- Khả năng phát huy lợi thế so sánh trong tiến trình hội nhập: tiêu chí này đánh giá xem doanh nghiệp có tận dụng được ưu thế của bản thân hay quốc gia không. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ tiêu này dựa trên việc xem xét có tận dụng được nguồn nhân lực, khai thác tài nguyên một cách hợp lý không….
- Sự gia tăng năng suất của quá trình xuất khẩu: chỉ tiêu này được tính bằng mức doanh thu trên chi phí bỏ ra cho quá trình xuất khẩu đó. Con số này càng lớn chứng tỏ chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp đã có kết quả khả quan.
Nhìn chung, một chiến lược thâm nhập thị trường được coi có kết quả là chiến lược đạt được những tiêu chí đánh giá đó và mức độ đạt được là đáng kể. Ngoài những
tiêu chí trên, tùy theo từng mục tiêu của mỗi doanh nghiệp mà họ có những cách đánh giá khác nhau.
Chương II