Chính sách sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 27)

- Tỷ lệ rủi ro cao hơn các phương thức khác.

1.3.1. Chính sách sản phẩm xuất khẩu

Chúng ta sẽ xét đến ba chiến lược thích ứng hàng hóa cơ bản với thị trường nước ngoài, đó là giữ nguyên cách phổ biến, thay đổi hàng hóa cho thích ứng và sáng tạo sản phẩm mới.

Công ty sử dụng chiến lược này có nghĩa là công ty đã sản xuất hàng hóa cho các thị trường nước ngoài giống hệt như hàng hóa sản xuất cho thị trường nội địa. Trong trường hợp này ban lãnh đạo chỉ thị cho các chuyên gia marketing như sau: “ Hãy lấy hàng hóa nguyên dạng của nó và tìm kiếm người đặt mua hàng đó”. Nhưng trước hết cần tìm hiểu xem những khách hàng ở nước ngoài có sử dụng hàng hóa này không.

Ví dụ: Mức độ bình xịt khử mùi trong nam giới ở Hoa Kỳ là 80%, ở Thụy Điển là 55%, ở Ý - 28%, Philippin chỉ có 8%. Hay nhiều người Tây Ban Nha hoàn toàn không ăn những thực phẩm rất quen thuộc như bơ và phomai.

Chiến lược giữ nguyên cách phổ biến có thể thành công trong một số trường hợp này và thất bại trong những trường hợp khác. Ví dụ: Khi công ty “ General Foods” đưa sang Anh món tráng miệng “ Gello” dưới dạng bột thông thường thì người Anh lại thích mua nó ở dạng thỏi hay bánh hơn.

+ Ưu điểm: chiến lược sản phẩm này sở dĩ có sức hấp dẫn là vì nó không đòi hỏi chi phí thêm cho các công tác nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, không đòi hỏi trang thiết bị lại quy trình sản xuất hay thay đổi biện pháp kích thích.

+ Nhược điểm: xét về lâu dài thì nó có thể lại là một việc tốn kém. - Chiến lược thay đổi hàng hóa cho thích ứng:

Chiến lược này đòi hỏi phải thay đổi hàng hóa của doanh nghiệp cho phù hợp với những điều kiện hay sở thích của từng thị trường mới.

Ví dụ: Công ty “ Hinds” thay đổi thực phẩm dành cho trẻ em của mình theo từng thị trường. Ở Australia thì công ty cung cấp món bột óc cừu, ở Hà Lan- bột đậu. Công ty “ General Foods” sản xuất các công thức cà phê bột khác nhau cho người Anh (uống cà phê sữa), người Pháp (uống cà phê đen) và người Mỹ La Tinh (thích có hương vị diếp xoăn).

- Chiến lược sáng tạo sản phẩm mới:

Đó là việc tạo ra một sản phẩm mới với mục đích thâm nhập thị trường để tăng thị phần hay tăng doanh số, lợi nhuận. Đây là chiến lược mà nhiều công ty cỡ lớn quan

tâm và hay sử dụng. Sản phẩm mới là sản phẩm mà lần đầu tiên doanh nghiệp đưa ra thị trường. Do đó, sản phẩm mới có thể là mới với doanh nghiệp nhưng không mới với thị trường, hoặc mới với thị trường nhưng không mới với doanh nghiệp, hoặc mới với cả thị trường và doanh nghiệp. Vì vậy, chiến lược này có thể có ba hình thức:

+ Bắt chước nguyên mẫu: Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bắt chước sản xuất loại sản phẩm có sẵn trên thị trường do sản phẩm đó đang có nhu cầu cao để thâm nhập vào thị trường mới đó.

Ưu điểm: doanh nghiệp sẽ không tốn thời gian và chi phí để nghiên cứu cải tiến sản phẩm. Do đó, sản phẩm sẽ được tung ra thị trường nhanh hơn. Doanh nghiệp sẽ thâm nhập thị trường nhanh hơn do tân dụng được uy tín của sản phẩm đang rất có nhu cầu.

Nhược điểm: do bắt chước sản phẩm có sẵn nên doanh nghiệp muốn sản xuất cần phải xin phép, mua bản quyền nếu không sẽ vi phạm luật pháp và bị kiện.

+ Bắt chước thông minh: Dựa trên những sản phẩm sẵn có trên thị trường, doanh nghiệp cải tiến tăng hoặc giảm công dụng để có sản phẩm mới thích ứng hơn để thâm nhập thị trường mới. Hoặc doanh nghiệp phục hồi sản xuất mặt hàng đã có trước đây có nghiên cứu và cải tiến, mà nó rất thích hợp với nhu cầu của một nước nào đó.

Ví dụ: công ty “ National Cake Register” đã phục hồi sản xuất máy tính xách tay để bán với giá rẻ hơn hai lần các máy tính hiện đại, và đã bán được rất nhiều cho các nước phương Đông, Mỹ La Tinh và Tây Ban Nha. Ví dụ này đã nói lên chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm, bởi vì các nước khác nhau, ở các khu vực khác nhau sẽ sẵn sàng chấp nhận một hàng hóa cụ thể khác nhau. Vòng đời quốc tế của sản phẩm đã giúp cho doanh nghiệp nắm được quy luật vận động của sản phẩm để từ đó có kế hoạch phát triển sản phẩm mới một cách chủ động, và do đó mà hoàn thiện hơn sự lưu chuyển hàng hóa giữa các khu vực, các thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ưu điểm: chiến lược này giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường hơn do cải tiến, hoàn thiện những ưu điểm của sản phẩm và hạn chế các nhược điểm để thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng.

Nhược điểm: doanh nghiệp tốn thời gian và chi phí để nghiên cứu cải tiến sản phẩm.

+ Sáng tạo tiến bộ: đó là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới để thỏa mãn nhu cầu tồn tại ở các nước khác.

Ví dụ: các nước chậm phát triển đang rất cần những thực phẩm rẻ tiền có hàm lượng protein cao. Các công ty “Quaker boots”, “Swift” và “Monsanto” nghiên cứu nhu cầu thực phẩm ở những nước này, sản xuất những thực phẩm mới và chuẩn bị những chiến dịch quảng cáo mới, nhằm đảm bảo sử dụng thử và chấp nhận sản phẩm mới.

Ưu điểm: nắm rõ được thế mạnh và sản phẩm của mình, doanh nghiệp áp dụng chiến lược này một khi thành công thì nó sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận lớn, áp đảo cạnh tranh, mở rộng và thống lĩnh thị trường.

Nhược điểm: doanh nghiệp cần phải có tiềm lực về công nghệ và vốn vì chiến lược này đòi hỏi đầu tư lớn. Cho dù đầu tư vậy, chiến lược này cũng hàm chứa nhiều rủi ro khi doanh nghiệp nghiên cứu thị trường chưa kỹ và sâu sắc.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của tổng công ty viễn thông quân đội viettel (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w