- Tỷ lệ rủi ro cao hơn các phương thức khác.
2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của tổng công ty
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nên sản phẩm của Tổng ty Viễn thông Quân đội viettel không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sẩn phẩm viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ. Sau đây là một số đặc điểm về sản phẩm dịch vụ của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel.
Tính vô hình của sản phẩm:
Sản phẩm viễn thông không phải là vật chất cụ thể, quá trình “mua bán sản phẩm” viễn thông không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Để tạo ra sản phẩm viễn thông cần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
- Lao động viễn thông bao gồm lao động công nghệ, lao động quản lý, lao động bổ trợ.
- Tư liệu lao động viễn thông là những phương tiện, thiết bị thông tin dùng để truyền đưa tin tức như thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn …
- Đối tượng lao động viễn thông là những tin tức, các cuộc đàm thoại… Các cơ sở viễn thông làm nhiệm vụ chuyển các tin tức từ vị trí người gửi đến vị trí người nhận. Sự dịch chuyển tin tức là kết quả của ngành viễn thông.
Để tạo ra sản phẩm, trong quá trình truyền đưa, tin tức viễn thông (đối tượng lao động của viễn thông) không chịu sự thay đổi nào ngoài sự thay đổi về vị trí không gian. Bất kể sự thay đổi nào khác đều là vi phạm về chất lượng sản phẩm. Nếu như trong quá trình truyền đưa tin tức có sự biến đổi tin tức thành tín hiệu (mã hóa) thì sau đó phải được khôi phục lại đúng như tin tức ban đầu (giải mã). Để việc truyền đưa tin tức đảm bảo chính xác, trung thực đòi hỏi việc trang bị kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất trong viễn thông phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt, cần phải sử dụng nhiều
loại thiết bị thông tin khác nhau, nhiều công nghệ khác nhau và nhiều loại lao động có ngành nghề khác nhau.
Quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông mang tính dây chuyền:
Quá trình truyền đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía (người gửi và người nhận tin). Điểm đầu và điểm cuối của một quá trình truyền đưa tin tức có thể ở những địa điểm cách xa nhau hàng ngàn cây số. Thông thường để thực hiện một sản phẩm viễn thông cần có nhiều người, nhiều đơn vị sản xuất, trong quá trình đó người ta sử dụng nhiều loại phương tiện thiết bị, thông tin khác nhau. Ta có thể hình dung chu trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm viễn thông như sau:
truyên → truyên →
Như vậy, để truyền tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có từ hai cơ sở viễn thông tham gia trở lên, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định trong quá trình truyền tin (hoặc giai đoạn đi hoặc giai đoạn đến hoặc giai đoạn quá giang). Do đó, nếu tin tức bị lỗi ở một khâu nào đó sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền tới những khâu còn lại, làm cho “sản phẩm” trở thành “phế phẩm”. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng tin tức truyền đưa cần phải có các quy định thống nhất về thủ tục khai thác các dịch vụ viễn thông, quy trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin, chính sách đầu tư phát triển mạng, thống nhất về đào tạo cán bộ: có sự phối hợp chặt chẽ về kĩ thuật, nghiệp vụ, lao động trên phạm vi rộng lớn. Đặc điểm này đòi hỏi tính kỹ thuật cao trong việc đảm bảo kĩ thuật mạng lưới, tính chuyên nghiệp trong kĩ năng quản lý của các nhà lãnh đạo.
Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm:
Trong hoạt động thông tin viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ hay nói cách khác hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất, ví dụ như trong đàm thoại bắt đầu đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất cũng kết thúc.
Chu kỳ tái sản xuất sản phẩm nói chung là: sản phẩm - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Như vậy, tiêu dùng sản phẩm thông thường nằm sau quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, sản phẩm sau khi sản xuất ra được đưa vào kho, sau đó thông qua mạng lưới thương nghiệp thực hiện chức năng phân phối, trao đổi và sau đó người tiêu dùng mới có thể tiêu dùng được. Còn trong ngành viễn thông, do quá trình tiêu thụ gắn liền với quá trình tiêu dùng nên yêu cầu đối với chất lượng phải thật cao. Nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Đối với các ngành khác, sản phẩm sau khi sản xuất ra phải qua khâu kiểm tra chất lượng rồi mới được đưa vào thị trường, người tiêu dùng có thể từ chối không mua sản phẩm có chất lượng kém hoặc chấp nhận mua với giá thấp hơn, còn trong ngành viễn thông, chất lượng sản phẩm chỉ có thể kiểm tra sau khi tiêu dùng nó. Trong nhiều trường hợp, sản phẩm viễn thông kém chất lượng có thể gây ra hậu quả không thể bù đắp được cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian:
Tải trọng là lượng tin tức đến yêu cầu một cơ sở nào đó của viễn thông phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Ngành viễn thông là ngành truyền đưa tin tức nên để quá trình truyền đưa tin tức diễn ra, cần phải có tin tức và mọi tin tức đều phải do khách hàng mang đến. Như vậy, yêu cầu về truyền đưa tin tức quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành viễn thông. Nhu cầu truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian. Nhu cầu về truyền tin tức thường phụ thuộc nhịp độ sinh hoạt của xã hội. Vào những giờ ban ngày, giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, các ngày lễ tết thì lượng nhu cầu lớn. Chính đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel.
Sự dao động không đồng đều của tải trọng cộng với những quy định về tiêu chuẩn chất lượng đã khiến các cơ sở viễn thông không thể “tích lũy” được tin tức mà phải tiến hành truyền đưa tin tức đảm bảo thời gian truyền đưa thực tế nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn
lượng dự trữ đáng kể về các thiết bị thông tin, lao động…. Chính sự không đồng đều về tải trọng đã làm phức tạp thêm rất nhiều cho việc tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức quá trình lao động trong doanh nghiệp.