Ngoài các phương thức thâm nhập thị trường thế giới nêu trên, các doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường thông qua một số phương thức khác như: giao thầu sản xuất, quản lý theo hợp đồng.
- Giao thầu sản xuất: là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà xuất khẩu thực hiện ở nước ngoài. Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng với những người sản xuất ở nước sở tại về việc sản xuất hàng hóa bằng lao động của doanh nghiệp sản xuất, sau đó hàng hóa sẽ được tiêu thụ tại chính nước của doanh nghiệp sản xuất đó. Ưu điểm của hình thức này là tạo cho công ty khả năng triển khai hoạt động nhanh hơn, ít rủi ro hơn, có thể giảm giá thành sản phẩm nếu giá nhân công và nguyên liệu tại nơi sản xuất thấp; mở ra triển vọng hợp tác với người sản xuất sở tại hay mua luôn xí nghiệp của họ. Tuy nhiên hình thức này cũng có những hạn chế. Đó là ít kiểm soát
được quá trình sản xuất, khi hợp đồng chấm dứt doanh nghiệp có thể tạo ra một đối thủ cạnh tranh mới.
- Quản lý theo hợp đồng: đây là hình thức các tập đoàn quốc tế lớn cung cấp các nhà quản lý, các “know - how” trong lĩnh vực quản lý, điều hành cho các đối tác nước ngoài. Như vậy, công ty không xuất khẩu hàng hóa mà xuất khẩu dịch vụ quản lý. Phương pháp này đã được tập đoàn “HILTON” sử dụng để tổ chức kinh doanh khách sạn trên toàn thế giới. Quản lý theo hợp đồng là một phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài với rủi ro thấp và có thu nhập ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, phương thức này sẽ tước đi tạm thời khả năng công ty tự triển khai doanh nghiệp riêng của mình. Do đó, hình thức này chỉ nên áp dụng với những công ty lớn, có uy tín và kinh nghiệm quản lý thành công.
Bảng 1.2: So sánh các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế
Phương thức Ưu điểm Nhược điểm
Xuất khẩu