- Tỷ lệ rủi ro cao hơn các phương thức khác.
1.3.2. Chính sách giá cả
Với mục tiêu để thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp thường định giá theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: để thâm nhập thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp định giá hàng hóa của mình thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải chấp nhận lợi nhuận thấp để có thể tổ chức tiêu thụ được hàng hóa và giành thị phần. Tuy nhiên, cần lưu ý đến trường hợp định giá hàng hóa trên thị trường nước ngoài thấp hơn so với thị trường trong nước, còn gọi là bán phá giá, sẽ bị kiện, hoặc phải chịu thuế chống bán phá giá của nước sở tại.
Giai đoạn 2: Khi đã thâm nhập thành công, doanh nghiệp sẽ dần nâng giá sản phẩm.
1.3.3.Chính sách phân phối
Khi thâm nhập thị trường quốc tế, việc làm thế nào để đưa hàng hóa của mình đến người tiêu dùng cuối cùng là công việc rất quan trọng và đòi hỏi các công ty phải xem xét một cách toàn diện các vấn đề liên quan. Nhìn chung, việc phân phối hàng hóa từ người bán đến người mua sẽ thông qua ba khâu cơ bản. Khâu thứ nhất là đại bản doanh của tổ chức bán hàng, tiến hành kiểm tra hoạt động của các kênh phân phối và đồng thời cũng là một phần của các kênh đó. Khâu thứ hai là các kênh liên quốc gia, đảm bảo đưa hàng hóa đến biên giới của nước ngoài. Khâu thứ ba là kênh nội địa, đảm bảo đưa hàng từ điểm biên giới nước ngoài đến người tiêu dùng cuối cùng. Chúng ta có thể thấy rõ qua sơ đồ dưới đây.
Cơ cấu chung của kênh phân phối trong marketing quốc tế
Tùy thuộc vào từng thị trường thâm nhập; các mục tiêu của doanh nghiệp: dung lượng, thị phần hay lợi nhuận; năng lực của doanh nghiệp và tính chất của sản phẩm mà họ quyết định lựa chọn một chiến lược phân phối phù hợp nhất, có thể là phân phối độc quyền, phân phối chọn lọc hoặc phân phối mạnh.