- Công ty Casacom: * Thông tin chung:
2.5. Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel trong thời gian qua.
gian qua.
Có thể nói, mở rộng đầu tư khai thác tại các thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào… là hướng đi đúng của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel trong điều kiện hợp tác và hội nhập.
Thành tích đạt được:
Năm 2008 được đánh giá là năm thành công của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel, đặc biệt trong công tác xây dựng hạ tầng mạng lưới tại Lào và Campuchia. Tại Campuchia Viettel đã phát sóng trên 1.000 trạm BTS, triển khai gần 5.000 km cáp quang và trở thành doanh nghiệp thứ hai về hạ tầng mạng di động và thứ nhất về truyền dẫn quang, chỉ sau gần 2 tháng kinh doanh thử nghiệm đã đạt gần 100.000 thuê bao di động. Để thấy rõ hơn thành tựu của Viettel, có thể tham khảo số liệu của 2 công ty di động hiện đang đứng thứ 2 và thứ 3 tại Campuchia là Camshin của Thái Lan và TMIC của Malaixia. Hai công ty này sau 14 năm hoạt động, số trạm phát sóng chưa đến 800 và số thuê bao di động mới đạt từ 300.000 đến 400.000. Điều này cho phép Viettel tự tin sẽ đạt ngôi vị thứ 2 tại thị trường di động tại Campuchia trong năm 2009. Tại Lào, số trạm phát sóng là trên 200 và số thuê bao hoạt động là gần 50.000. Năm 2008, Viettel cũng đã hoàn tất thủ tục mở văn phòng đại diện tại Myanmar, tiếp xúc với Bắc Triều Tiên về đầu tư viễn thông, chuẩn bị tiếp xúc với Cuba và Venezuela.
Năm 2008 cũng là năm thương hiệu Viettel khẳng định tên tuổi của mình trên bản đồ viễn thông thế giới với một loạt giải thưởng:
- Tháng 12-2008, Viettel được Informa Telecoms and Media – một công ty có uy tín hàng đầu thế giới về phân tích viễn thông, đánh giá xếp hạng thứ 83 trong số 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, đứng trên cả Singapore Telecom là công ty viễn thông lớn nhất Asean;
- Tháng 10-2008, tập đoàn truyền thông Terrapin (Anh), sở hữu tạp chí Total Telecom, đã bình chọn Viettel là 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ giải thưởng viễn thông thế giới (World Communication Awards - WCA).
- Ngoài ra, Viettel cũng liên tục thăng hạng trên bảng số liệu xếp hạng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dựa trên số lượng thuê bao di động do tổ chức WI (Wireless Intelligence) đưa ra, Quý 1 năm 2008 xếp thứ 53; quý 2 năm 2008 xếp thứ 42 và hiện nay Viettel đứng thứ 41 trong tổng số hơn 650 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động trên toàn thế giới.
Đây là những thành công không chỉ của Viettel mà còn là thành công của ngành viễn thông Việt Nam bởi với thương hiệu Viettel, lần đầu tiên Việt Nam đã trở thành một quốc gia được xếp hạng và có tên tuổi trên bản đồ viễn thông thế giới. Có thể nói việc đầu tư ra nước ngoài đã giúp cho Viettel, ngoài việc về hoạt động kinh doanh đã đạt luôn 2 đích là áp dụng công nghệ, kinh nghiệm của Việt Nam để phát triển ra nước ngoài và ngược lại là thu được những kinh nghiệm cạnh tranh từ nước ngoài về hoàn thiện hơn hệ thống hoạt động kinh doanh trong nước. Đây có lẽ là cách làm và bước đi rất thông minh của Viettel để thâm nhập thị trường nước ngoài.
Khó khăn - Hạn chế:
Bên cạnh những thành tích đạt được ở những bước đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế cần phải đối mặt và khắc phục.
- Thị trường hẹp:
Vào thời điểm Viettel thâm nhập thị trường Campuchia thì mật độ người dùng điện thoại di động vào khoảng 13 – 15% dân số. Với mức GDP khoảng 375 USD/người/năm như hiện nay thì khi 25% dân số sử dụng ĐTDĐ sẽ có tình trạng “bão hòa”. Nghĩa là tất cả các nhà cung cấp chỉ còn 10% để cạnh tranh với nhau. “Cửa”
thuê bao đã sử dụng của các nhà cung cấp khác. Đây là bài toán khó đối với công việc kinh doanh của Viettel.
- Lợi thế cạnh tranh không cao:
So với DN viễn thông các nước, DN viễn thông Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh nên gặp không ít khó khăn, thách thức khi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài. Bắt đầu thâm nhập thị trường viễn thông Campuchia bằng dịch vụ VoIP, mặc dù Viettel quyết định đầu tư vào lúc thị trường này mới chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ, nhưng đây lại là một liên doanh của Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia nên họ được bảo hộ rất lớn. Do đó, Viettel gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết nối khi chính thức đặt vấn đề từ tháng 2/2006 đến tháng 5/2006 mới thống nhất được nguyên tắc và đến tháng 7/2006 mới ký được những phụ lục cần thiết để kinh doanh. Một khó khăn nữa là ngay sau khi Viettel nhận được giấy phép chính thức cung cấp dịch vụ, lập tức có tới chín nhà khai thác khác cũng được phép kinh doanh dịch vụ này, thị trường từ độc quyền chuyển sang cạnh tranh chỉ sau chưa đầy nửa năm... Còn với dịch vụ di động, Campuchia là một thị trường di động đầy tiềm năng bởi người dân Campuchia chủ yếu là dùng di động (chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định). Mặc dù vậy, đây cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt khi có tới ba nhà khai thác đang kinh doanh hiệu quả ở thị trường này, nắm giữ 95% thị phần. Viettel là doanh nghiệp thứ tư, gần đây cũng vừa có thêm một công ty mới được cấp phép. Những doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động tại Campuchia chủ yếu là những công ty liên doanh với nước ngoài như Thụy Ðiển, Thái-lan, Na Uy nên họ có rất nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Ðây là một thách thức rất lớn đối với Viettel.
- Khó khăn về vấn đề điện lưới:
Khác Việt Nam, việc triển khai mạng di động tại Campuchia gặp khó khăn về điện để duy trì hoạt động các trạm BTS vì nhiều nơi chưa có điện lưới. Đây là bài toán khó không chỉ của Viettel mà của tất cả nhà khai thác viễn thông khác tại Campuchia. Hiện có tới 50% số trạm BTS của Viettel không có điện lưới.