2. Bức tranh toàn cảnh về thị trường M&A Việt Nam
2.1. Đánh giá chung về thị trường M&A Việt Nam
Biểu đồ 3.3. Số lượng các giao dịch M&A của Việt Nam, 1999-2011
Hoạt động M&A đã xuất hiện rất lâu trên thế giới và tương đối phổ biến ở nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động M&A ở Việt Nam chỉ như là sự khởi đầu so với thế giới nhưng đã có những bước tiến đáng kể về số lượng và quy mô. Với 1.350 thương vụ với sự tham gia của các công ty Việt Nam với giá trị đạt 7,8 tỉ đô la đã được ghi nhận trong thời gian từ năm 1995 đến 2010.[]
http://www.imaainstitute.org/images/figure_announced%20mergers%20&%20a cquisitions%20%28vietnam%29.jpg
Nhìn chung số vụ giao dịch M&A ở Việt Nam liên tục tăng, cụ thể theo biểu đồ trên thì số vụ M&A từ năm 2005 đến năm 2011 đã tăng khoảng 392 vụ, các giao dịch bùng phát trong thời gian từ 2005 đến nay. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,3% về số lượng và 61,9% về giá trị. Các số liệu trên cho thấy năm 2011 là một năm kỉ lục mới về các thương vụ M&A tại Việt Nam.
[Về quy mô của các thương vụ]
Các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô nhỏ và vừa; quan sát các thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam từ 2009-2011, có thể thấy hai loại thương vụ chiếm ưu thế; đó là giao dịch quy mô nhỏ với giá trị dưới 5 triệu USD và các giao dịch ở mức trung có quy mô khoảng 20 triệu USD/thương vụ[1.10]. Tuy nhiên, xu hướng này đang thay đổi trong năm 2011, khi xuất hiện nhiều thương vụ lớn hơn. Thương vụ nổi bật nhất trong năm 2011 là việc VImpelCom Ltd tăng cổ phần của mình trong Gtel Mobile JSC từ 40% lên 65% tương đương giá trị 502 triệu đô la Mỹ. Hay thương vụ đứng thứ 2 trong năm 2011 là Kohlberg Kravis Roberts & Co’s đầu tư 10% tương đương giá trị 159 triệu đô la Mỹ vào Tập đoàn tiêu dùng Masan.[1.10]
[Về đặc điểm của các thương vụ]
Xét về số lượng các thương vụ, các thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội chiếm đa số với 77%. Con số này cho chúng ta thấy, hoạt động M&A và chuyển nhượng diễn ra sôi động ở Việt Nam , dù giá trị của các thương vụ này không lớn. Xét về giá trị, thì các vụ giao dịch lớn đều có yếu tố nước ngoài. Từ năm 1995 đến 2010 đã ghi nhận được 571 thương vụ xuyên quốc gia với giá trị đạt 5,4 tỷ đô la Mỹ. Các thương vụ xuyên quốc gia đạt 42% về số lượng và 69% về giá trị về giá trị trong tổng số các thương vụ M&A tại Việt Nam. Tăng trưởng bình quân của các giao dịch xuyên quốc gia đạt 15,8% về số lượng và 55,9% về giá trị. Đây là một bộ phận quan trọng trong tổng thể M&A tại Việt Nam.[1.10]
Thị trường M&A ở Việt Nam tuy còn mới nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và kết quả ban đầu nêu trên của thị trường M&A ở Việt Nam trong thời gian qua có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Nhìn chung, thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, số lượng ít, thiếu hiểu biết, ít thông tin cũng như không có nhiều tổ chức uy tín đứng ra thực hiện hoạt động này. Từ năm 1995, các giao dịch này chỉ chiếm 1% về số lượng và 0,1% về giá trị so với giao dịch trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhiều trường hợp trong số này không thật sự là M&A mà chỉ là đầu tư tài chính đơn thuần. []
Nguồn nhân lực tư vấn chuyên nghiệp cho thị trường M&A ở Việt Nam vẫn còn đang thiếu thốn. Thị trường M&A chỉ mới hoạt động sôi nổi được 6 năm từ năm 2005, những nhân viên trong lĩnh vực này còn thiếu kinh nghiệm, vả lại, ở Việt Nam chưa có chương trình nào đào tạo hay cung cấp kiến thức bài bản nào về lĩnh vực này chủ yếu là tự phát. Ngay cả những định chế tài chính chuyên nghiệp các nhân viên cũng thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Hình thức các vụ M&A ở Việt Nam chủ yếu mang tính thân thiện nhiều hơn, hầu như thị trường chưa ghi nhận vụ thôn tính mang tính thù địch nào. Hầu hết các vụ sáp nhập đều mang tính chất hợp tác giữa các bên nhiều hơn. Tuy vậy, một số thủ đoạn lắt léo trong thâu tóm doanh nghiệp (vụ Coca Cola Vietnam và Kem đánh răng Dạ Lan) từng được sử dụng một cách bài bản.
Thị trường M&A Việt Nam vẫn là sân chơi của các công ty nước ngoài.
Hoạt động M&A mới ở Việt Nam nhưng là hoạt động tương đối phổ biến ở nước ngoài.Các nhà đầu tư nước ngoài với kinh nghiệm trong hoạt động M&A tại nước của họ nên họ sẽ gặp nhiều thuận lợi khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.Hơn nữa, với trình độ quản lí và khả năng tiến hành thuần thục các hoạt động M&A, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn bỡ ngỡ, nên không thể nắm thế chủ động trong hoạt động này. Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, thực hiên cam kết mở cửa thị trường, thì M&A là một trong những hình thức hiệu quả và phổ biến giúp doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa. Đồng thời, thông qua đó các doanh nghiệp Việt nam có thể khai thác được tên tuổi, bề dày quản lí và thừa hưởng được các kĩ thuật công nghệ tiên tiến của nước đầu tư. Trong thời gian qua đã chứng kiến những vụ M&A xuyên quốc gia mới.
Hoạt động M&A diễn ra sôi nổi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, phân phối…Trong đó, một trong những lĩnh vực