Đối với các công ty lớn có tiềm lực, quy mô hoặc các tập đoàn đa quốc gia có khả năng tài chính hùng mạnh sẽ có lợi thế khá lớn trong việc thu mua các công ty mục tiêu. Lợi thế tài chính là 1 ưu thế cực lớn vì đa phần các thương vụ thâu tóm có thể giải quyết bằng tiền bạc, đánh vào lòng tham của các cổ đông lớn hoặc cả ban quản trị công ty.
Chiến lược lời đề nghị nhã nhặn luôn được đặt lên hàng đầu vì 1 lý do rất đơn giản,
nó giảm chi phí thâu tóm của doanh nghiệp và hơn hết thời gian thâu tóm cũng giảm đi rất nhiều giúp doanh nghiệp có thêm thời gian cho hoạt động hậu thâu tóm. Và thường thì mức giá đưa ra phải đủ cao để kích động lòng tham của họ và đủ để họ phải bán lại những tâm huyết đã gây dựng nên 1 công ty về cơ bản có thể phát triển bền vững.Khi đã nắm vững. Khi đã nắm đủ số cổ phiểu biểu quyết thị doanh nghiệp cần loại bỏ ban quản trị của công ty mục tiêu để tiến hành cài người của doanh nghiệp thâu tóm vào doanh nghiệp mới. Không những thế các công ty lớn còn có ưu thế hơn trong việc thực hiện chiến lược tiếp theo khi đa số các cổ đông không muốn bán cổ phần họ đang nắm giữ.
Bất cứ các công ty nào cũng có 1 phần các cổ đông bất mãn với ban quản trị. Chiến lược xung đột nội bộ lấy căn nguyên từ sự mâu thuẫn tiềm tàng trên. Những bất mãn này có thể từ nhiều nguyên nhân: từ việc không được chi trả cổ tức, quá trình kinh doanh khó khăn, ý kiến không được quan tâm, …… cái khó của chiến lược này là công ty phải khơi mào cho 1 cuộc chiến nội bộ bằng cách khuấy động các mâu thuẫn, từ chuyện bé xé ra to. Lợi dụng tình thế đó, doanh nghiệp thâu tóm cần lôi kéo càng nhiều cổ đông về mình càng tốt bằng những lợi ích mà họ sẽ thõa mãn khi hội đồng quản trị mới được bổ nhiệm.Và dĩ nhiên, hội đồng quản trị mới sẽ là bàn đạp để thực hiện, việc thâu tóm. Bằng nguồn lực tài chính hùng hậu các tập đoàn tài chính có thể thực hiện từng bước trong chiến lược 1 cách âm thầm, lặng lẽ. Một khi hội đồng quản trị đương nhiệm biết được ý định thâu tóm của doanh nghiệp thì các kế hoạch sẽ khó thực hiện rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề pháp lí phải được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì tính sống còn của thương vụ M&A.
Vấn đề nan giải của các công ty vừa và nhỏ này là vốn. Để giải quyết được việc thiều vốn, đòi hỏi các công ty phải là những công ty có kết quả kinh doanh tương đối khá quan. Đồng thời công ty muốn thành công trong các thương vụ này phải có 1 bản kế hoạch thâu tóm tỉ mỉ, không được phép sai sót, mọi bước phải được thực hiện 1 cách kĩ lưỡng. Vì khi thương vụ không thành thì công ty sẽ thất thoát rất nhiều vốn mà không thu được kết quả.
Có rất nhiều lựa chọn để gây dựng vốn cho một giao dịch, từ vốn cổ phần (thường thấy trong các thương vụ M&A có quy mô nhỏ) cho đến các giao dịch với quy mô lớn phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác ngoài vốn cổ phần. Vì tính chất của mỗi thương vụ khác nhau nên việc hình thành nên cấu trúc vốn cho giao dịch cũng rất đa dạng phong phú với những thử thách riêng, nhu cầu của người bán riêng và điều kiện khách quan từ thị trường tài chính tại thời điểm giao dịch…Một vài nhân tố chính ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của giao dịch:
Quy mô và sự phức tạp của giao dịch, quy mô càng lớn, thời gian càng kéo dài đồng nghĩa với rủi ro cũng tăng lên, vì vậy việc tìm kiếm đối tác và phân tán rủi ro là hết sức cần thiết.
Vị thế và thị trường cho chứng khoán của người mua. Các điều khoản, ràng buộc, cam kết, giá mua….
Những điều kiện khách quan của thị trường tài chính vĩ mô.
Ví dụminh họa sống động nhất chính là việc Nasdaq quyết tâm thâu tóm NYSE. Nếu Nasdaq OMX Group thành công, 2 công ty quản lý sàn chứng khoán lớn nhất tại Mỹ sẽ sáp nhập (thông tin ngày 02/04/2011). Công ty quản lý sàn chứng khoán Nasdaq OMX Group và Intercontinental Exchange thông báo về cuộc chạy đua trị giá 11,3 tỷ USD bằng tiền mặt và cổ phiếu để giành NYSE Euronext nhằm ngăn sàn này sáp nhập với Deustche Borse. Thương vụ này nổi bật ở các điểm sau:
Quy mô giao dịch cực lớn: 11,3 tỷ USD, với thành phần bên mua gồm 2 tập đoàn Nasdaq OMX Group (sở hữu sàn NASDAQ - sàn giao dịch lớn nhất thế giới) và Intercontinental Exchange (sàn giao dịch điện tử hàng đầu thế giới đối với các hợp đồng futures và OTC về năng lượng)
Bản thân sàn NYSE là sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới nếu tính về giá trị vốn hóa thị trường bằng dollar Mỹ và là sở giao dịch chứng khoán lớn thứ nhì thế giới nếu tính theo số lượng công ty niêm yết (sau NASDAQ), có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường tài chính của Mỹ nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
Các nguồn hình thành nên cấu trúc vốn cho một thương vụ M&A: Vốn hình thành từ hoạt động đi vay.
Vốn cổ phần: huy động vốn thông qua phát hành cổ phần ra thị trường. Vốn huy động từ Quỹ đầu tư mạo hiểm.
Vốn hợp huy động từ nhiều bên (người mua không nhất thiết chỉ là một cá nhân, một công ty mà có thể là sự kết hợp của một liên minh nhiều cá nhân, công ty, tập đoàn, tổ chức tài chính với quy mô vốn góp, mục đích và kỳ vọng khác nhau).