XU HƯỚNG HOẠTĐỘNG CỦA M&A TOÀN CẦU:

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 28)

2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế thế giới năm 2012:

Phục hồi kinh tế châu Âu nhiều trở ngại hơn cơ hội

Các con số được công bố đều cho thấy tăng trưởng kinh tế Đức trong năm 2012 sẽ đạt 0,90%, so với dự báo 0,80% vào đầu năm. Năm 2013, chỉ số tăng trưởng kinh tế của Đức có thể đạt 2,00%. Kinh tế Đức sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tàu cho cả nền kinh tế châu Âu. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế của cả châu Âu trong năm 2012 sẽ giảm 0,30%.

Những diễn biến ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia vẫn làm cho các nhà đầu tư lo ngại, mặc dù Ngân hàng trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nhất trí với gói cứu trợ và đưa ra những biện pháp mạnh nhằm hạn chế những rủi ro về tài chính

20% 13% 10% 9% 8% 8% 8% 7% 5% 12%

M&A toàn cầu phân theo ngành và giá trị(1995-2011)

tài chính năng lượng viễn thông nguyên liệu công nghiệp giải trí

công nghệ cao y tế hàng tiêu dùng khác 20% 19% 19% 16% 14% 12%

M&A toàn cầu phân theo ngành và số lượng thương vụ (1995-2011) Công nghiệp Tài chính Công nghệ cao Nguyên liệu Sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ

cho các thành viên trong khối, nhưng tỉ lệ nợ công của toàn khối vẫn tiếp tục tăng.Hy Lạp dù đã nhiều lần nhận được “cứu trợ” nhưng vẫn đứng đầu danh sách nợ công của châu Âu với tổng nợ bằng 165,3% GDP. Italia là nước có tỷ lệ nợ/GDP cao thứ hai châu Âu (120,1%), còn Tây Ban Nha đứng thứ ba với mức 68,5% GDP. Các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã sẵn sàng cho Tây Ban Nha vay tới 100 tỷ euro (125 tỷ USD) để nước này cứu ngành ngân hàng đang ốm yếu. Việc chấp nhận khoản vay 100 tỷ euro đồng nghĩa với việc nợ công của Tây Ban Nha sẽ tăng thêm 10%. Trước đó, Luxembourg cũng đã lọt vào "tầm ngắm". Những rủi ro kinh tế tại Luxembourg đang làm gia tăng gánh nặng khủng hoảng nợ công ở Eurozone, thậm chí làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế trên toàn châu Âu và có thể đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu lên mức cao mới. Trong đó, tính đến tháng 4/2012, khoảng 17,4 triệu lao động nam và nữ tại Eurozone ở trong tình trạng thất nghiệp, là tháng thứ 12 tỷ lệ này tăng liên tiếp. Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9%. Đức đứng hạng ba với một tỷ lệ được coi là ổn định ở mức 5,7%. Trong khi tỷ lệ này tại Italia và Pháp lần lượt là 9,3% và 10%. Tồi tệ hơn là tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%). Riêng Tây Ban Nha đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 25 bị gạt ra ngoài thị trường lao động.

Tăng trưởng GDP châu Á 2012 sẽ đạt 6,9%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2012, nhận định, tăng trưởng GDP toàn khu vực châu Á sẽ đạt 6,9% trong năm 2012, giảm nhẹ so với mức 7,2% của năm 2011, và đạt mức 7,3% trong năm 2013. Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5% trong năm 2012 và 8,7% vào năm 2013, so với mức 9,2% năm 2011. Ấn Độ sẽ đạt tăng trưởng 7,5% trong năm nay. GDP của các nước Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 5,2% trong năm 2012, cao hơn so với mức 4,6% năm ngoái, nhờ sự phục hồi của Thái Lan sau trận lũ lụt lịch sử năm 2011. Báo cáo ghi nhận lạm phát ở châu Á đang dịu lại nhưng vẫn còn là mối đe dọa tiềm tàng trong bối cảnh giá xăng dầu và thực phẩm biến động mạnh. Báo cáo nhận định, châu Á sẽ chuyển sang một mức độ tăng trưởng dài hạn bền vững hơn dựa trên nhu cầu nội địa mạnh, thay vì dựa vào xuất khẩu như trước đây.

Thực trạng các nền kinh tế lớn

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ có những mối quan hệ sâu rộng và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng là 1,9% trong ba tháng đầu năm 2012, thấp hơn so với số liệu được kỳ vọng ban đầu là 2,2%. Bộ Lao động Mỹ cho biết số việc làm chỉ tăng nhẹ trong tháng 4/2012 và chỉ trong một tuần lượng đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp đã gia tăng đáng kể. Điều này rất có thể sẽ khởi nguồn cho sự suy thoái lớn trong thị trường việc làm kể từ mốc tăng trưởng mạnh hồi đầu năm 2011. Trong khi nợ của chính phủ vẫn tiếp tục tăng lên thì khu vực tư nhân đã hoàn trả phần lớn các khoản nợ và giúp kéo chậm lại tốc độ tăng của nợ chính phủ. Tổng nợ đã được giảm từ mức 373% GDP xuống còn 336% GDP. Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng nợ ở mức thấp là cần thiết cho tăng trưởng, trong khi nợ ở mức quá cao sẽ làm tổn hại nền kinh tế. Nợ tăng sẽ làm giảm tăng trưởng trong dài hạn và thậm chí tạo nên bong bóng trong ngắn hạn. Giới phân tích hy vọng kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 2,5% trong quý II năm nay, vẫn thấp hơn so với mức 3% trong quý IV năm ngoái.

Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản trong quý I năm nay tăng trưởng nhanh hơn dự kiến. Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng trong quý I/2012 (so với quý trước đó) từ 1% theo thống kê ban đầu lên 1,2%. Trên cơ sở so sánh hàng năm, kinh tế Nhật Bản trong cùng thời gian này tăng trưởng 4,7%, cao hơn con số 4,1% thông báo trước đó nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ô tô đang phục hồi. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng động lực chủ yếu cho quá trình phục hồi của kinh tế Nhật Bản hiện nay lại chính là các chương trình chi ngân sách của chính phủ cho việc tái thiết các khu vực bị động đất - sóng thần tàn phá. Giới phân tích lưu ý nhu cầu yếu ở châu Âu, đồng yên tăng giá cùng với sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc có thể ảnh hưởng bất lợi đến đà phục hồi này.[3.8]

Như vậy những bất ổn và diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới trong năm 2012 sẽ có những tác động nhất định đến triển vọng và cơ hội phát triển thị trường M&A thời gian tới.

2.2. Triển vọng phát triển thị trường M&A:

Sau nhiều năm phát triển, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên toàn thế giới giảm 25% trong nửa đầu năm 2012 [Nguồn: Thomson Reuters] do những bất ổn

của nền kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia ngân hàng dự báo hoạt động này sẽ không đạt được nhiều cải thiện trong nửa cuối năm. Triển vọng thị trường mua bán và sáp nhập trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh tế.

Theo số liệu từ Ernst & Young M&A Tracker, giá trị các hợp đồng M&A trên toàn cầu đã giảm 13% so với quý IV/2011. Ernst & Young cũng nhận định tổng giá trị các giao dịch giảm nhẹ hơn so với khối lượng cho thấy một mức tăng tương đối trong giá trị giao dịch trung bình của mỗi thương vụ trong quý vừa qua.Tương tự,theo số liệu sơ bộ của Thomson Reuters, tổng giá trị của các thương vụ đã công bố tính đến ngày 19/06 đạt hơn 1 ngàn tỷ USD, thấp hơn so với mức 1.33 ngàn tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.

Sự suy giảm của hoạt động M&A là một tin xấu đối với các ngân hàng trong bối cảnh lĩnh vực này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu, mối lo lắng về đà tăng trưởng tại châu Á và kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu trong những tháng gần đây.

Xét theo quốc gia và khu vực, M&A tại Mỹ lao dốc 44% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 299 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2003 và ghi nhận đà sụt giảm gần 70% so với mức đỉnh đạt được trong nửa đầu năm 2007. Tại châu Âu, giá trị M&A giảm nhẹ 7% so cùng kỳ 2011 xuống 354 tỷ USD nhờ một số lượng vụ lớn trong nửa đầu năm. Trong khi đó, hoạt động M&A tại châu Á (trừ Nhật Bản) giảm 23% xuống 175 tỷ USD tính đến ngày 19/06.[3.9]

Xét về ngành, năng lượng và nguyên vật liệu là hai lĩnh vực đạt được kết quả tương đối khả quan hơn so với các lĩnh vực khác. Giá trị M&A của lĩnh vực năng lượng đạt 188 tỷ USD, chiếm khoảng 19%. Dù vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị M&A của lĩnh vực này giảm 28%. Tương tự, lĩnh vực nguyên vật liệu giảm 23% xuống 141 tỷ USD, trong khi lĩnh vực tài chính sụt giảm tới 41% xuống 118 tỷ USD. [3.9]

Ông Henrik Aslaksen, người đứng đầu bộ phận M&A toàn cầu và bộ phận tài chính doanh nghiệp của Deutsche Bank cho rằng: “Chưa có chất xúc tác rõ ràng cho sự phục hồi nhanh của hoạt động M&A. Xu hướng chính vẫn là đà tăng trưởng chậm với giá trị hàng tuần tăng nhẹ”. [Tin: bbc.co.uk]

Stefan Selig, Phó Chủ tịch điều hành Bộ phận Ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp Toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch cho rằng: “Dù hầu hết các yếu tố cơ bản tiếp tục ổn định nhưng hoạt động M&A trong nửa cuối năm sẽ xấp xỉ 6 tháng đầu năm”. Theo ông Selig, giá trị M&A có thể giảm hơn 25% tại Mỹ và giảm mạnh hơn tại châu Âu và châu Á trong 6 tháng cuối năm.[Nguồn: Thomson Reuters]

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 28)