Mua cổphiếu quỹ:

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 87)

7. Biện pháp xây dựng chiến lược chống thâu tóm công ty:

7.2. Mua cổphiếu quỹ:

Đây là biện pháp phổ biến nhất và có thể làm ngay trong điều kiện khung pháp lý của Việt Nam chưa chặt chẽ để có các lựa chọn khác là mua cổ phiếu quỹ.Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm tỷ lệ cổ phiếu lưu hành trôi nổi trên thị trường, từ đó giảm tỷ lệ một nhóm nhà đầu tư nào đó có thể mua chi phối. Để thực hiện thành công, tất nhiên giá mua cổ phiếu quỹ phải cạnh tranh với giá được chào mua thâu tóm; đồng

thời công ty phải có lượng tiền mặt dồi dào. Ngoài ra, công ty cũng cần duy trì được quan hệ cổ đông tốt như phân tích ở trên để thuyết phục một số nhà đầu tư lớn bán lại.

Tuy vậy biện pháp này chỉ có thể thực hiện khi công ty có lượng dự trữ tiền mặt cao.Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang suy thoái như hiện nay không có nhiều công ty có nhiều tiền để mua cổ phiếu quỹ.Ngoài ra nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất mãn với chính các cổ đông của công ty bởi lượng tiền mặt để mua cổ phiếu quỹ có thể sử dụng nhằm vào mục đích đầu tư sinh lợi.Vì vậy khi sử dụng biện pháp này cần cẩn trọng và có sự tán thành của số đông cổ đông công ty mục tiêu.

Trong thời gian cuối năm 2011-đầu năm 2012 khi giá chứng khoán xuống thấp nhiều công ty đăng kí mua lại cổ phiếu quỹ. Điển hình là Sacombank đăng ký mua 100 triệu cổ phiếu quỹ tương đương 9,31% vốn điều lệ nhằm chống lại việc gom mua cổ phiếu của các thế lực bên ngoài trong thời gian 1 tháng từ 15/11/2011 đến 15/11/2011 và thực hiện hoàn tất vào ngày 3/1/2012 nhằm tránh nguy cơ bị thâu tóm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)