CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ SAU KHI TRỞ THÀNH MỤC TIÊU THÂU

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 40)

thâu tóm cũng không thể kiểm soát ngay lập tức công ty mục tiêu. Nhiều khả năng, ban quản trị của công ty mục tiêu sẽ gây khó khan cho quá trình hậu thâu tóm.

5. CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ SAU KHI TRỞ THÀNH MỤC TIÊU THÂU TÓM: THÂU TÓM:

Ngay khi phát hiện khả năng công ty đang trở thành mục tiêu của cuộc thâu tóm đang âm thầm, phải có hành động phòng thủ bằng các chiến lược sau:

5.1. Chiếc vương miện châu báu (Crown Jewel).

Chiến lược vương miện châu báu( crown jewel): Vương miện châu báu là thuật ngữ ám chỉ một mảng kinh doanh hiệu quả hoặc một mảng tài sản có giá trị của doanh nghiệp và cũng là lí do chính hấp dẫn các bên mua [1.1]. Việc công ty mục tiêu bán chiếc “vương miện châu báu” có tác dụng làm giảm sự hấp dẫn của công ty. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng khi được sử dụng kịp thời, đúng lúc. Việc bán “chiếc vương miện châu báu” thậm chí bên mua cũng giúp nâng cao tiềm lực tài chính của công ty mục tiêu để thực hiện các chiến lược khác.

5.2. Hiệp sĩ áo trắng (White Knight).

Hiệp sĩ áo trắng (White Knight): Hiệp sĩ áo trắng là một thuật ngữ ám chỉ một bên thứ ba với sự hậu thuẫn của ban điều hành tiến hành chào mua doanh nghiệp với giá cao hơn đối thủ cạnh tranh hiện tại.Một đối tác mua thân thiện sẽ được chào đón hơn bên thâu tóm thù địch (Hiệp sĩ áo đen-Black Knight) [1.9]. Chiến lược này vừa giúp bán được giá cao cho các cổ đông, đồng thời ban điều hành cũng giữ được việc làm.Hoặc có thể hiểu “White Knigh”t là một chiến lược mà công ty sắp bị thôn tín bán phần lớn cổ phần của mình cho đối thủ cạnh tranh với công ty đang muốn thôn tính mình nhằm gây bất lợi cho công ty này. Hầu hết phần lớn các cuộc mua bán của các “Hiệp sĩ” và bên bán nếu diễn ra một cách vội vã và không có chiến lược dài hạn và suy tính kĩ càng nên có khả năng các “Hiệp sĩ”này phải gánh chịu nhiều tổn thất ngoài

dự kiến [3.26-3.28]. Tuy nhiên, nếu “Hiệp sĩ” đã có những nghiên cứu, và cân nhắc trước việc mua cổ phiếu, những lợi ích đạt được trong tương lai, hoặc trong trường hợp nếu như công ty đối thủ có được công ty mục tiêu sẽ trở nên vững mạnh hơn và gây ảnh hưởng đến vị thế hiện tại của “Hiệp sĩ” thì biện pháp mua lại cổ phiếu của “Hiệp sĩ áo trắng” là có hiệu quả.

Tuy nhiên, một vấn đề mà công ty mục tiêu rất cần phải cảnh giác đó chính là việcgặp phải “hiệp sĩ dỏm”. Họ xuất hiện và đứng ra ngỏ ý muốn giúp đỡ bên bán chống lại âm mưu thâu tóm của công ty thù địch. Nhưng trong quá trình giúp đỡ, các “Hiệp sĩ dỏm”này lại trở mặt bắt tay công ty thâu tóm đề cùng thâu tóm bên bán.

Điển hình như vụ Microsorf muốn mua lại Yahoo. Chỉ vài ngày sau khi Microsoft đề nghị mua lại Yahoo, Rupert Murdoch, CEO của News Corp, trong vai hiệp sỹ tốt bụng đáp máy bay tới West Coast (Mỹ) để ăn tối với Jerry Yang, CEO của Yahoo. Trong bữa ăn, Murdoch ngỏ ý muốn giúp đỡ Yahoo chống lại sự xâm lược của Microsoft. Thế nhưng, chưa hoàn thành xong vai trò “Hiệp sĩ”, Rupert Murdoch lại bất ngờ tiến hành thương lượng với Microsorf và ngỏ ý liên minh cùng công ty này mua lại Yahoo. Với tham vong muốn thống trị trong lĩnh cực Internet, New Corp muốn thiết lập một liên minh giữa 3 kẻ khổng lồ là: Yahoo, MSN của Microsorf và MySpace của mình, nhằm chống lại Google. Việc trở mặt của New Corp bắt tay với Microsorf là một diễn biến bất ngờ trong thương vụ tưởng chừng đang rơi vào bế tắc giữa Microsorf và Yahoo trị giá 44,6 tỷ USD. Yahoo vẫn kiên quyết từ chối lời chào mua cổ phần mà theo họ là quá rẻ của Microsorf. Trong khi Microsorf cũng nhất định không tăng giá. Sự can thiệp News Corp với tư cách là đồng minh của Microsoft có thể tạo ra khả năng tăng giá mua. Đồng thời nó cũng gia tăng thêm áp lưc cho Yahoo và các cổ đông. Hơn thế nữa, liên minh của cả hai người khổng lồ Microsoft và News Corp càng khiến cho Yahoo có ít cơ hội thoát khỏi bàn tay thôn tính của Microsorf.

(1.1, 1.3 và theo Vinacorp ngày 12-04-2008)

5.3. Mua lại cổ phiếu quỹ:

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu mà chính công ty phát hành mua lại và nắm giữ như các nhà đầu tư bình thường khác. Các cổ phiếu này không được tính vào số cổ phiếu đang lưu hành và không được chia cổ tức.

Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến khi các công ty mục tiêu muốn thu hẹp số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Qua đó công ty có thể hạn chế công ty thâu tóm thu gom đủ số cổ phiếu lưu hành trên thị trường đủ để kiểm soát công ty. Việc mua lại cổ phiếu quỹ thường được ban quản trị công ty lí giải như một hành động để nâng giá cổ phiếu, tăng EPS hay thưởng cho nhân viên, vì hành mua lại cổ phiếu quỹ không được đánh giá là hoạt động đầu tư hiệu quả. Điều kiện để thực hiện thành công chiến lược này là công ty phải có thặng dư tiền mặt lớn và sớm nhận thấy số cổ phiếu trên thị trường có những biến động lớn trên giao dịch.

Ở Việt Nam mua lại cổ phiếu quỹ là hành động được diễn ra thường xuyên trên sàn chứng khoán khi công ty bị đe dọa. Có thể kể đến thương vụ Sacombank, ban lãnh đạo của Sacombank cũng đăng kí mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương đương 9,31% số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường

5.4. Chiến lược phản công (Pac-man).

Chiến lược phản công là việc doanh nghiệp mục tiêu thực hiện tấn công lại bằng cách mua lại cổ phiếu của bên mua tiềm năng nhằm thôn tính ngược. [1.9]

Chiến lược mua lại cũng tương tự như các chiến lược thâu tóm thông thương, không loại trừ có sự lôi kéo các cổ đông của công ty thâu tóm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)