Có rất nhiều biện pháp dùng để phòng thủ ngăn chặn một âm mưu thâu tóm thù địch được tạo ra để bảo vệ một công ty khỏi những giao dịch không mong muốn. Hầu hết các chiến lược này chỉ là biện pháp thụ động, chúng chỉ xuất hiện trong các điều lệ của công ty hoặc các văn bản khác khi công ty đang hoạt động bình thường. Chúng chỉ phát huy được khởi động khi công ty vướng phải nguy cơ bị thâu tóm hoặc phải
đối mặt với một cuộc tấn công. Những biện pháp này không loại trừ lẫn nhau nên một công ty có thể sử dụng đồng thời nhiều biện pháp nếu được các cổ đông tán thành. Hiện tại, các biện pháp mới vẫn liên tục được các công ty cùng các nhà tư vấn tạo ra.
4.1. Chiến lược “ viên thuốc độc” ( Poison-pill).
“ Viên thuốc độc” là chiến lược được sử dụng bởi các tập đoàn, các công ty nhằm chống lại âm mưu thâu tóm của công ty đối thủ. Chiến lược này được sử dụng chủ yếu trong các vụ sáp nhập mang tính thù địch cao( hostile takeover)… là các vụ sáp nhập vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của công ty có nguy cơ bị sáp nhập. Thường thì các vụ sáp nhập kiểu này sẽ dẫn tới tâm lí thù địch và gây mâu thuẫn giữa công ty mục tiêu với công ty định tiến hành sáp nhập.[3.27]
Công ty mục tiêu sử dụng chiến lược viên thuốc độc để khiến cho cổ phiếu của mình ít hấp dẫn hơn đối với công ty sáp nhập. Sở dĩ biện pháp này được đặt tên như vậy là do nếu bên mua tiếp quản bên bán, thì họ phải gánh chịu những hậu quả “ độc hại” [1.9].Tại Mỹ, “ viên thuốc độc” trên thực tế là thường được có trong điều lệ công ty, khi bình thường rất khó nhận biết và chỉ hữu hiệu trong trường hợp đứng trước nguy cơ bị thâu tóm. Chẳng hạn doanh nghiệp có thể cài cắm một số điều khoản bất lợi cho bên thôn tính vào trong điều lệ công ty hay các hợp đồng tài trợ vốn lớn của doanh nghiệp[1.9]. Ví dụ quy định việc bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) phải tiến hành theo kiểu đan xen, mỗi năm chỉ bầu lại tối đa bao nhiêu ghế, do đó làm cho việc thay thế toàn bộ HĐQT mất thời gian hơn. [3.27] Hay việc quy định việc bồi thường khoản tiền rất lớn cho thành viên ban điều hành trong trường hợp mất việc sau khi thâu tóm. Ví dụ: Tập đoàn bán lẻ Marks & Spencer (M&S) của Anh khi đối phó với một vụ giao dịch mua lại không thân thiện, những ủy viên của Quỹ lương phúc lợi của M&Syêu cầu cần phải đóng góp thêm 785 triệu Bảng Anh vào Qũy để bù đắp số tiền thiếu hụt có thể xảy ra. Nghĩa là khi bên thâu tóm tiếp quản và sa thải ban lãnh đạo M&S, họ phải trả tối đa đến 785 triệu Bảng Anh tiền trợ cấp thôi việc.[1.9]Hoặc những quy định trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng là khi có sự thay đổi lớn về cơ cấu sở hữu liên quan đến M&A thì ngân hàng có quyền đòi các khoản nợ lớn. Tất nhiên việc thiết kế các viên thuốc độc này phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật từng nước.
Ví dụ tại Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).Công ty CP Đầu tư thương mại và dịch vụ Vinacomin (V-Intasco) là công ty con của Vinacomin,
sử dụng “viên thuốc độc” để phòng chống âm mưu thâu tóm. Đó là vào năm 2011, khi V-Intasco dự kiến tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Vinacomin không sẵn sàng tham gia đợt phát hành nhưng cũng không muốn giảm sự chi phối với công ty con dù chỉ còn nắm 36% vốn điều lệ.Hai bên Vinacomin và V- Intasco thống nhất thay đổi điều lệ công ty theo hướng cho phép Vinacomin trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số thành viên HĐQT, Tổng giám đốc cũng như quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ hoạt động V- Intasco.Như vậy, ngay cả khi bên mua sở hữu tới 64% cổ phần cũng không thể nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt hay thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của V- Intasco.[Tổng hợp 3.27, 3.28]
Ngoài một số dạng “thuốc độc “ đã đề cập, trên thế giới còn có một số dạng “thuốc độc” chính thường được nhắc đến và có thuật ngữ rõ ràng.
4.1.1. “Flip-over”.
“Flip-over” cho phép các cổ đông của công ty mục tiêu được mua cổ phiếu của công ty mới thành lập sau sáp nhậphoặc chính công ty thâu tóm với mức giá thấp sau một thương vụ thâu tóm.[3.26] Ví dụ các cổ đông có thể mua một chứng quyền cho phép mua cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập hoặc đổi cổ phiếu cũ lấy cổ phiếu mới với tỉ lệ 2-1. Khi đó lợi ích của công ty sáp nhập cũng bị pha loãng, từ đó làm giảm mong muốn tiến hành sáp nhập của công ty này [3.27].
4.1.2. “Flip-in”.
“Flip-in" cho phép cổ đông hiện hữu (trừ trường hợp người thâu tóm)cho phép cổ đông hiện hữu được quyền mua thêm cổ phiếu với giá rất ưu đãi khi một số cổ đông lớn có tỷ lệ sở hữu quá một tỷ lệ % nhất định.[3.27]
Bằng cách mua cổ phiếu với giá rẻ, các nhà đầu tư có được lợi nhuận ngay lập tức và, quan trọng hơn pha loãng cổ phiếu nắm giữ bởi các bên có ý định thâu tóm. Kết quả là, nỗ lực mua lại của công ty thâu tóm trở nên khó khăn và tốn kém.
Trong lĩnh vực Internet, công ty Yahoo thông qua hình thức thuốc độc “Flip-in” vào năm 2000 cho phép các công ty được phát hành tối đa 10 triệu cổ phiếu mới trong trường hợp nhận được lời đề nghị mua lại không được chấp nhận (như của Microsoft). Điều này thực tế đã làm cho Microsoft tiến hành không có khả năng theo đuổi thương vụ thâu tóm Yahoo và cuối cùng rút lui.[1.3]
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán vừa có những đặc điểm giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu. Cũng giống như cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông trong công ty. Tuy nhiên, khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ. Giống như trái phiếu, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có giá trị danh nghĩa, mệnh giá cổ phiếu ưu đãi rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc chia cổ tức cố định và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá. Lợi ích lớn nhất mà nó mang lại là nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ưu đãi là được nhận cổ tức đầu tiên và thu hồi phần tài sản lớn hơn cổ đông thường khi công ty bị phá sản.[1.4]
Khi một thương vụ thâu tóm, công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi trong đó có thể sử điều khoản cho phép chuyển đổi sang cổ phiếu thường ngay khi quá trình sáp nhập xảy ra hoặc sau khi đã hoàn tất. Mục đích là để pha loãng cổ phiếu của công ty mục tiêu để công ty thâu tóm không nắm được quyền đa số tại đại hội cổ đông, qua đó không chi phối hoàn toàn được công ty mục tiêu.
4.1.4. Back end.
Đây là quyền cho phép các cổ đông hiện hữu được quyền chuyển đổi cổ phiếu sang tiền mặt với giá được định sẵn khi quá trình thâu tóm xảy ra.[1.3, 3.27]
4.1.5. Poison-puts.
Cho phép các nhà đầu tư đang giữ trái phiếu của công ty được quyền nhận tiền trước ngày đáo hạn nếu công ty đang trong quá trình bị "thâu tóm".[1.3, 3.27]
Hai “viên thuốc độc” vừa đề cập không thể giúp công ty mục tiêu ngăn chặn hoạt động thâu tóm một cách hiệu quả nhưng có thể làm giảm giá trị công ty mục tiêu, qua đó không còn hấp dẫn công ty thâu tóm. Tuy nhiên biện pháp này có thể gây tổn hại đến các lợi ích cổ đông của công ty và có thể vấp phải sự phản đối. Để thực hiện được, công ty mục tiêu phải có lượng tiền mặt lớn để chi trả hoặc phải thanh lí nhiều tài sản. Vì vậy biện pháp này không được khuyến khích thực hiện trong kinh doanh.
Nhìn chung chiến lược “viên thuốc độc” là những biện pháp “phòng ngừa” thâu tóm đã được chuẩn bị trước và khi cần thiết sẽ được sử dụng có hiệu quả.
Cổ đông lớn của các công ty thường là các công ty đầu tư, các định chế tài chính, quỹ đầu tư nắm trong tay số lượng cổ phần lớn, vì thế đây được coi là một bộ phận quan trọng nắm giữ sinh mệnh của công ty. Trong các thương vụ thâu tóm thù địch, thông thường những bên mua thường nhắm vào những cổ đông lớn này đầu tiên nhằm đưa ra chiến lược tiếp cận và chào mua [3.27]. Bởi vì, bên mua muốn xác định xem những ai sẽ ủng hộ đề xuất của họ đồng thời muốn nhanh chóng xây dựng một nhóm cổ đông theo phe mình. Đối với công ty cổ phần, những thông tin này được chứa đựng khá đầy đủ trong danh sách đăng kí cổ đông. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo chỉ những người có trách nhiệm mới có quyền xem xét danh sách cổ đông lớn.
Một bộ phận cũng cần phải quan tâm đó là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thông thường, mục đích của các các nhà đầu tư lẻ này là kiếm được lợi nhuận cao nhất. Đặc điểm nổi bật là họ không có sự tổ chức tốt; họ thường là những nhà đầu tư “bị động”.Vì thế dễ dàng bị dao động trước những lợi nhuận cao hoặc bên mua biết khéo léo vận động họ. Theo GS.TS Christopher B. Kummer, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Mua bán sáp nhập và liên kết (IMAA, trụ sở tại Thụy Sỹ),” bên cạnh việc chủ động xây dựng một chiến lược phòng vệ cho riêng mình, biện pháp quan trọng nhất là công ty phải giữ liên lạc thường xuyên với cổ đông, nhất là các cổ đông lớn”.[3.26]Vì thế, công ty phải duy trì mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với những cổ đông. Ban lãnh đạo của công ty phải nắm rõ kỳ vọng và tâm lý của cổ đông, đặc biệt đối với nhóm cổ đông lớn để xác định nhu cầu thoái vốn tại bất kỳ thời điểm nào của các nhóm cổ đông này nhằm can thiệp kịp thời như mua lại cổ phiếu quỹ hay dùng quyền ưu tiên mua lại cổ phần khi thoái vốn thông qua việc kí kết các hợp đồng cụ thể.
4.3. Phát hành cổ phiếu cho bên điều hành và nhân viên.
Một trong những biện pháp để phòng tránh những thủ đoạn thâu tóm của các công ty thù địch là tăng cường tỷ lệ sở hữu của ban điều hành và các nhân viên thông qua chương trình cổ phiếu ưu đãi(ESOP) [1.4]. Ban điều hành và các nhân viên thường trung thành với công ty hơn các nhà đầu tư, vì vậy khi có một hoạt động thâu tóm xảy ra, nếu ban điều hành và nhân viên nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của công ty mục tiêu sẽ tạo thành đối trọng lớn ngăn chặn hoạt động thâu tóm. Vì vậy trong chương trình trả lương hiện nay của các công ty lớn thường kết hợp hình thức trả bằng tiền mặt và cổ phiếu.
4.4. Ban quản trị so le (Staggered broad of director).
Hay còn gọi là hội đồng quản trị xen kẽ ( các thành viên trong hội đồng được bầu cử vào các thời điểm khác nhau, vì thế, thời gian bãi nhiệm của họ khác nhau) khiến cho một bên mua không thân thiện không thể thay thế toàn bộ hội đồng quản trị chỉ