CÁC CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM CÔNGTY

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 32)

3.1. Chiến lược “cổ phiếu bước đệm” (Toeholds):

Toeholds (tạm dịch-cổ phiếu bước đệm) là hành động công ty thâu tóm mua một lượng cổ phiếu dưới ngưỡng quy định để trở thành cổ đông lớn của công ty mục tiêu, tại Anh[3.32]. Theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) thì tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu để trở thành cô đông lớn của một công ty là cổ đông phải sở hữu ít nhất 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty mục tiêu, theo quy định tại Anh là 3%. [1.9] Ở Việt Nam, tại khoản 9 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 do Uỷ Ban chứng khoán nhà nước ban hành quy định, cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. Khi một cổ đông trở thành cổ đông lớn của công ty mục tiêu thì lúc đó cổ đông phải công khai mọi thông tin về tỉ lệ sở hữu của mình, đồng thời gửi văn bản thông báo đến cơ quan quản lí chứng khoán ở nước đó. Từ đó mọi thay đổi liên quan đến tỉ lệ sở hữu của cổ đông lớn phải công khai trên thị trường.

Việc trở thành cổ đông lớn có thể là dấu hiện tiềm tàng thông báo một cuộc thâu tóm thù địch và công ty mục tiêu sẽ có những biện pháp phòng thủ. Vì những lí do phức tạp như vậy nên các công ty thâu tóm thường tạo ra nhiều “cổ phiếu bước đệm” ở các công ty tiềm năng [1.9]. Bằng cách này công ty thâu tóm có thể tiếp cận nhiều thông ty liên quan đến công ty mục tiêu, vừa có thể kiểm soát một phần các quyết định quan trọng của công ty tại đại hội cổ đông với tư cách cổ đông. Khi quá trình thẩm định hoàn tất và xây dựng các biện pháp thâu tóm, công ty thâu tóm có thể dễ dàng nâng tỉ lệ sở hữu để trở thành cổ đông lớn của công ty mục tiêu hoặc đừa ra các quyết định khác. Chiến lược này không trực tiếp giúp công ty thâu tóm hoàn thành thâu tóm công ty mục tiêu, nhưng nó có tác dụng trợ giúp đắc lực cho quá trình thâu tóm diễn ra nhanh chóng và chính xác, đồng thời giúp giảm thiểu một phần chi phí

của giao dịch vì việc mua “cổ phiếu bước đệm” được thực hiện âm thầm, tránh gây biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

Trong một số gia dịch M&A trên thế giới có sự tham gia của nhiều đối tác thâu tóm, mỗi bên sẽ sở hữu một lượng “cổ phiếu bước đệm” của công ty mục tiêu và khi có điều kiện, họ sẽ liên minh với nhau để nắm giữ lượng cổ phiếu đủ để nắm giữ quyền kiểm soát công ty, vừa ngăn chặn được một vụ thâu tóm thù địch vừa giảm chi phí của việc thâu tóm. Một trường hợp khác chỉ nhằm mục đích đầu tư hoặc khi quá trình thẩm định không thành công, công ty thâu tóm sẽ nâng ngưỡng tỉ lệ sở hữu thành cổ đông lớn và đánh động các đối tác thâu tóm khác gây ra biến động giá cổ phiếu hoặc buộc công ty mục tiêu phải bán lại cho đối tác khác với giá cao hơn lời đề nghị , qua đó tìm kếm được lợi nhuận.

3.2. Chiến lược “cơn lốc phố Wall” (Wall Street Cyclone):

Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên tại Mỹ, xuất phát từ hiện tượng công ty mua lại tìm cách mua hết các cổ phiếu của công ty mục tiêu tại phố Wall, nơi đặt trụ sở Sàn giao dịch chứng khoán New York và nhiều nhà môi giới chứng khoán hàng đầu nước Mỹ. [1.9]

“Cơn lốc phố Wall” là hành động công ty mua lại thông qua các nhà môi giới mua lại càng nhiều cổ phiếu của công ty mục tiêu trên thị trường tự do trong thời gian càng ngắn càng tốt (thông thường việc này được thực hiện chỉ trong thời gian rất ngắn, thậm chí vài giờ)[1.9]. Vì lực cầu của việc mua lại rất lớn dẫn đến gây ra biến động giá cổ phiếu của công ty mục tiêu. Ngày nay các công ty thường áp dụng cách thức này để mua “cổ phiếu bước đệm” trong thời gian ngắn. Tuy nhiên trong trường hợp đã có “cổ phiếu bước đệm” tại công ty mục tiêu thì chiến lược này có tác dụng giúp công ty mua lại nhanh chóng sở hữu càng nhiều càng tốt số cổ phiếu của công ty mục tiêu. Thông qua nhiều nhà môi giới khác nhau nên việc thu gom cổ phiếu trong thời gian ngắn có thể không vấp phải sự phòng thủ của công ty mục tiêu, qua đó công ty mua lại trở thành cổ đông lớn và giữ quyền chi phối nhất định ở công ty mục tiêu. Việc thực hiện thành công chiến lược này không dễ dàng và chỉ có thể ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển cao

Đây là chiến lược được sử dụng, phổ biến trong các giao dịch thâu tóm thân thiện và giai đoạn đầu của các thương vụ thâu tóm thù địch. Thuật ngữ “cái ôm của gấu” xuất phát từ thành ngữ, “bear hugs” trong tiếng Anh: Cái ôm của một con gấu có thể rất ấm áp và chắc chắn, nhưng nếu nó muốn, nó hoàn toàn có thể siết chặt tay và ăn thịt đối phương.[1.9]

Chiến lược “cái ôm của gấu” là tình huống khi công ty thâu tóm đưa ra lời đề nghị mua lại công đến ban giám đốc công ty mục tiêu mà không cần thông báo hay tiếp xúc với các cổ đông. [1.9] Thông thường lời để nghị mua lại này cao hơn giá thị trường thực tế của công ty mục tiêu, thậm chí có thể cao hơn gấp 2 lần. Ban giám đốc công ty có nhiệm vụ tạo ra giá trị gia tăng cho công ty, vì vậy những lời đề nghị hấp dẫn sẽ buộc họ phải cân nhắc để bảo vệ quyền lợi cổ đông. Trong trường hợp chấp nhận, họ sẽ tìm cách thuyết phục các cổ đông chấp nhận lời đề nghị. Dù không có quyền liên quan đến việc sở hữu công ty nhưng nếu thuyết phục được ban giám đốc công ty, một thương vụ thâu tóm thân thiện có thể diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Chiến lược “cái ôm của gấu” sẽ có hiệu quả nếu ban lãnh đạo công ty mục tiêu có thiện chí hay có chiến lược bán lại công ty. Tuy vậy ngày nay khi ban lãnh đạo các công ty cổ phần đều có cổ phần trong công ty, nên các quyền lợi của công ty gắn chặt với họ, hoặc ban lãnh đạo công ty cũng là các cổ đông lớn, việc đưa ra những lời đề nghị như “cái ôm của gấu”có thể dẫn đến sự từ chối. Lúc này nguy cơ một thương vụ thâu tóm thù địch hoàn toàn có thể xảy ra và công ty thâu tóm sẽ gặp khó khăn vì gặp phải các biện pháp chống đối và phòng thủ từ công ty mục tiêu.

3.4. Chiến lược “lời đề nghị nhã nhặn” (The tender offer).

Công ty hoặc cá nhân hoặc nhà đầu tư có ý định thâu tóm toàn bộ công ty mục tiêu sẽ đề nghị các công ty hiện hữu của công ty này bán lại cổ phiếu với giá cao hơn giá thị trường rất nhiều [1.3,1.9]. Lúc đó, giá đề nghị phải đủ hấp dẫn đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền kiểm soát tại công ty của mình.

Chiến lược “lời đề nghị nhã nhặn” thường áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, công ty bị thôn tính là công ty yếu hơn. Đôi khi, công ty nhỏ “nuốt ngược” công ty lớn hơn, khi họ huy động nguồn tiền từ bên ngoài bằng cách:

 Phát hành cổ phiếu mới, phát hành trái phiếu chuyển đổi.  Vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.[3.26]

Thông thường, tương lai hậu thâu tóm trong thương vụ kiểu này thì ban quản trị của công ty mục tiêu bị mất quyền định đoạt. Ban quản trị, các đơn vị chủ chốt của công ty mục tiêu sẽ bị thay thế mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn giữ lại, khi đó sẽ phát sinh quan hệ công ty Mẹ - công ty Con.[3.25]

3.5. Chiến lược “xung đột nội bộ” (The proxy fight).

Hình thức này sử dụng trong các thương vụ M&A mang tính chất thù địch. Trong quá trình kinh doanh, nếu công ty lâm vào trình trạng thua lỗ, thiếu minh bạch trong báo cáo sẽ có một bộ phận cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty. Công ty có lợi thế cạnh tranh có thể tận dụng tình hình này để lôi kéo cổ đông bất mãn, một khi nhận được sự ủng hộ, họ và những cổ đông bất mãn sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông đủ số cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện công ty thâu tóm vào Hội đồng cổ đông mới [1.9].

3.6. Chiến lược “đóng băng”:

Một thương vụ thâu tóm dù thân thiện hay thù địch xảy ra thì ít có hoàn toàn các cổ đông của công ty tán thành. Vì vậy nhằm tránh việc trì trệ trong các giao dịch nên ở một số nước có quy định một ngưỡng khi các cổ đông nắm giữ số lượng cổ phiếu đa số (thường trên 90%) thì các cổ đông thiểu số còn lại phải tuân theo. Tỉ lệ này theo quy định tại Anh là 98%.[1.9]

Biện pháp này là “đóng băng” (hoặc “thắt chặt”), giúp ngăn chặn các cổ đông thiểu số thực hiện quyền bỏ phiếu thiểu số khi họ từ chối giao dịch thâu tóm và có ý định ngăn chặn. Vì vậy, nếu một công ty nắm giữ số cổ phiếu vượt ngưỡng quy định, họ có thể buộc các cổ đông còn lại phải bán lại số cổ phiếu của mình với mức giá trung bình đã được các cổ đông khác chấp nhận.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 32)