Các động cơ thúc đẩy M&A

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 66)

2. Bức tranh toàn cảnh về thị trường M&A Việt Nam

2.7. Các động cơ thúc đẩy M&A

Thứ nhất, ta phải kể đến nguyên nhân chủ chốt là mở rộng thị trường và thâm nhập vào thị trường mới với 1 khoảng thời gian nhanh nhất, có thêm các tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, phân phối trong 1 hệ thống khép kín.

Thứ hai, M&A trong giai đoạn hiện nay còn tập trung vào các tài sản vô hình như thương hiệu hoặc là đội ngủ nhân viên tài năng. Rất nhiều công ty công nghệ như Micorsoft, Google, Facebook theo đuổi các thương vụ mua lại như 1 cách để có nguồn nhân lực bên cạnh các sản phẩm và tài sản trí tuệ. Ví dụ : Google mua lại trang web chia sẽ trực tuyến Youtube với giá 1,65 tỷ USD để liên kết trong các tài khoản lại với nhau nhằm tạo sự gắn kết thành viên youtube với gmail, làm tăng số lượng người sử dụng gmail hoặc Facebook mua lại ưng dụng Instagram với giá 1 tỷ USD . Mark Zuckerberg phát biểu “ Tôi rất phấn khích khi được chia sẽ tin rằng chúng tôi đã thâu tóm instagram và toàn bộ đội ngũ nhân viên tài năng của họ đã gia nhập facebook”

Thứ ba, các định chế tài chính lớn có nguồn lực tài chính dồi dào có thể dùng m&a như 1 cách để đầu tư gián tiếp vào các lĩnh không phải chuyên môn của họ 1 cách hợp

pháp, có tiếng nói, quyền hạn nhất định trong các tổ chức liên minh từ đó đa dạnh hóa nguồn lợi nhuận.

Thứ tư, việc toàn cầu hóa với tốc độ chóng mặt buộc nhiều công ty phải sử dụng M&A như 1 cách để tăng cường sự hiện diện trên phạm vi toàn cầu nhằm mở rộng thị phần tăng uy tín, qua đó hiểu rõ hơn về thị trường mới nhằm có những bước tiến lâu dài. Chiến lược thâm nhập thị trường qua M&A thường có hiệu quả hơn về mặt chi phí so với gây dựng doanh nghiệp từ con số 0. Bên cạnh đó công ty thâu tóm cũng có lợi về mặt tài chính khi mua lại 1 công ty đang tạm thời thua lỗ từ đó tiết kiệm được 1 khoản thuế khấu trừ hoặc nhằm tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc chuyển giao giá, tức là những giao dịch trên giấy giữa các công ty con để phân bổ thu nhập đến các thiên đường thuế trong khi chi phí lại đẩy về những nơi có mức thuế suất cao.

Thứ năm, một số các vụ mua lại nhằm mục đích loại bỏ các đối thủ cạnh tranh nguy hiểm , hoặc gây sự nản chí đối với các đối thủ tiềm tàng có ý định gia nhập thị trường, giành thị phần trong khi 1 số khác lại nhuốm màu sắc chính trị, khinh tế vĩ mô với sự can thiệp của chính phủ như thương vụ bán lại hãng ô tô Chrisler cho tập đoàn ô tô Italia Fiat, một thương vụ được tổng thống Obama ủng hộ nhằm giữa hãng xe này thoát khỏi tình trạng bảo hộ phá sản và trở lại hoạt động bình thường.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)