BỨC TRANH TOÀN CẦU VỀ HOẠTĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI:

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 26)

Sáp nhập và mua lại (M&A) là một khái niệm không mới đối với nền kinh tế phát triển trên thế giới. Trên thế giới hoạt động M&A đã xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 1895 đến 1905. Mỹ là nơi diễn ra các cuộc đại sáp nhập đầu tiên. Sau đó, Mỹ còn chứng kiến những chu kì phát triển đỉnh cao của hoạt động M&A như: 1925-1929, 1965-1970, 1980-1985, 1998-2000. Tại Anh chỉ tính từ năm 1986 đến 1989 ở Anh, đã có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương mại tham gia thâu tóm, sáp nhập lẫn nhau (trung bình mỗi năm có 1301 công ty). Bước sang thế kỉ 21, làn sóng M&A đang ngày càng phát triển và mở rộng đặc biệt tại khu vực châu Á, nơi có hàng loạt các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Đông. Đặc biệt do áp lực cạnh tranh tăng cao nên trong giai đoạn này bùng nổ các hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau. Tính từ năm 1996 đến năm 2006, tỷ trọng số lượng các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân so với tổng số tăng từ 6% lên 14% , trung bình mỗi năm số lượng các thương vụ tăng 12%. Trong thời gian này, các giao dịch M&A cũng đã hai lần lập đỉnh, cả về số lượng và giá trị: một lần vào năm 1999 và 2000, lần thứ hai là vào năm 2007.[1.9, Số liệu 3.9]

Biểu đồ 2.1. Số lượng và giá trị các thương vụ M&A trên thế giớitừ 1995-2011

Phần lớn các thương vụ M&A quy mô lớn đều thuộc lĩnh vực năng lượng và viễn thông. Còn về số lượng thì các thương vụ giữa các công ty trong sản xuất công nghiệp chiếm đa số, tiếp đến là trong lĩnh vực tài chính và công nghệ cao.[3.9]

Biểu đồ 2.2. Giá trị và số lượng các thương vụ M&A toàn cầu phân theo ngànhtừ 1995-2011

(Nguồn: 1.10,3.9)

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 26)