Xu hướng phát triển thị trường M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 65)

2. Bức tranh toàn cảnh về thị trường M&A Việt Nam

2.6.Xu hướng phát triển thị trường M&A ở Việt Nam

Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua được đánh giá là bền vững. Chính phủ đã đề ra hàng loạt giải pháp nhằm khuyến kích sự phát triển của nền kinh tế như: đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, xây dựng và điều tiết chính sách tài khóa, tiền tệ một cách linh hoạt,…

Những chính sách đó đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển vững chắc mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước mong đợi. Việc nhà nước đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp cũng là nhân tố làm cho thị trường có nhiều thuận lợi phát triển.

Nhu cầu tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là tiền đề cho sự phát triển M&A trong tương lai. Trong điều kiện cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài thì các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu khó có thể tồn tại và phát triển, do đó các doanh nghiệp Việt Nam đã đang và sẽ mua lại sáp nhập để tiếp cận kỹ thuật, khả năng quản lý của các công ty lớn trong và ngoài nước.

Theo số liệu điều tra của công ty Fist Asia Limited hơn 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng sau 6 năm hoạt động do thua lỗ, hay không thích nghi được với môi trường kinh doanh. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài thì lại phát triển hoạt động kinh doanh, tăng thế mạnh doanh nghiệp sẽ là nguồn cầu lớn trong các thương vụ M&A. Bằng phương thức mua lại hoặc góp vốn cổ phần với các công ty trong nước và trở thành đối tác chiến lược, tham gia điều hành công ty là một trong những phương pháp được các

doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn, cũng do sự thuận tiện và chi phí thấp. Qua đó, có thể thấy rằng giao dịch có yếu tố nước ngoài sẽ lun chiếm tỷ trọng lớn ở tương lai.

Những năm gần đây, thị trường Việt Nam khó khăn nói chung, thị trường chứng khoán cũng chịu đợt sụt giảm sâu. Giá trị thực của cổ phiếu các công ty trên thị trường đang bị đánh giá quá thấp tạo lực cho nhu cầu thâu gom cổ phiếu để thực hiên kế hoạch thâu tóm sau này.

Có nhiều thương vụ chào mua công khai hoặc thâu tóm trên thị trường chứng khoán gần đây như thương vụ CTCP thủy sản Hùng Vương (HVG), chào mua CTCP thủy sản An Giang (AGF), CTCP dược Viễn Đông (DVD) mua công ty CP dược Hà Tây (DHT). Xu hướng này, làm cho doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm, bị mua lại, bị sáp nhập bất kỳ lúc nào.

Xu hướng năm 2012-2015, hoạt động M&A sẽ phát triển mạnh ở các ngành tài chính ngân hàng, tiêu dùng, bất động sản, dược phẩm, kho bãi và vận tải.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng về thị trường MA ở Việt Nam và đưa ra giải pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp (Trang 65)