Người lãnh đạo nhà trường được coi như người chịu trách nhiệm chính trong việc xác định nhu cầu, thiết kế, thực hiện và đánh giá các hoạt động phát triển ĐNGV trên cơ sở nhiệm vụ mục tiêu của nhà trường làm trọng tâm. Theo mô hình này, người GV có vai trò tương đối thụ động trong việc đề xuất các nhu cầu phát triển của bản thân mình. Theo kiểu quản lý này, người ra cho rằng người lãnh đạo phải có đủ điều kiện và tầm nhìn để xác định nhu cầu phát triển ĐNGV và nhiệm vụ này được xem như là trách nhiệm của người lãnh đạo. Mô hình này được xây dựng dựa trên quan điểm phát triển ĐNGV là nhiệm vụ của nhà trường, lấy mục tiêu của nhà trường làm trọng tâm.
Mô hình này có ưu điểm: Lấy mục tiêu của nhà trường làm căn cứ chỉ đạo, như vậy công tác phát triển ĐNGV bám sát được kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu nhà trường đề ra.
Tuy nhiên, kiểu quản lý này chưa phát huy hết tính sáng tạo và nhiệt tình tham gia học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu của ĐNGV, hoạt động của ĐNGV bị gò ép theo yêu cầu của trường. GV có thể cảm thấy bị lãnh đạo nhà trường đánh giá trình độ còn non yếu, làm nảy sinh tâm lý buông trôi, phó mặc trông chờ vào người khác hơn là tự bản thân vươn lên.
Nhược điểm của mô hình quản lý này là thường coi nhẹ sự đóng góp của cá nhân GV về sự phát triển nghề nghiệp của mình.
Trên thực tế, mô hình này khó có thể đem lại hiệu quả như mong muốn vì những lý do sau: Trong tâm công tác này tập trung vào các mục tiêu của nhà trường và trách nhiệm của người lãnh đạo, chính vì vậy không động viên được ý thức rèn luyện của mỗi GV. Các kế hoạch, chính sách phát triển ĐNGV áp đặt từ trên xuống, đôi khi không chú trọng tới nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích và khả năng của các GV. Đặc biệt là sự can thiệp trực tiếp vào việc đánh giá kết quả phát triển của GV làm cho lãnh đạo nhà trường cảm
29
nhận một cách thiếu sâu sắc về khả năng thực tế của GV, trong khi các giá trị khác cần được coi trọng lại bị lu mờ hoặc đánh giá không chuẩn xác.
Như vậy, mô hình quản lý từ trên xuống không thể tạo ra một giải pháp thoả đầy cho công tác phát triển ĐNGV ở nhà trường.