0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tăng cường kiểm tra, đánh giá, kịp thời chấn chỉnh thiếu sót và biểu dương các điển hình tiên tiến:

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI (Trang 101 -101 )

dương các điển hình tiên tiến:

3.3.5.1. Vị trí, ý nghĩa của biện pháp:

Kiểm tra, đánh giá là một trong các chức năng cơ bản của lãnh đạo, quản lý. Kiểm tra, đánh giá toàn diện công tác giáo dục là chức năng quan trọng của quản lý nhà trường và là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả của hoạt động lãnh đạo, quản lý giáo dục - đào tạo. Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là kiểm tra. Đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ, bởi vì: Đối với giáo viên chuyên môn, nghiệp vụ là vấn đề sống còn, là yếu tố cơ bản để đánh giá chất lượng đội ngũ, là điều kiện tiên quyết

92

để nâng cao chất lượng đào tạo. Kiểm tra, đánh giá giúp người quản lý thấy được đầy đủ thựuc trạng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, là cơ số cho việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ.

Thông qua kiểm tra, đánh giá, mỗi giáo viên tự kiểm tra, đánh giá bản thân để thấy được mặt mạnh, mặt yếu và để xác định hướng vươn lên vừa hoàn thiện bản thân vừa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường. Thông qua kiểm tra, đánh giá còn giúp cho lãnh đạo nhà trường phát hiện những “người tiêu biểu” trong đội ngũ giáo viên, tạo phong trào thi đua lành mạnh trong tập thể giáo viên, khen ngợi, động viên kịp thời, để giáo viên tích cực trong việc tự học tập, tự bồi dưỡng, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.

Thực tế cho thấy, nếu không có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ thì dẫn đến xu hướng làm việc cầm chừng, xuề xoà, chì trệ hoặc bỏ qua yếu tố có tính chất bắt buộc đối với giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, tăng cường kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động của giáo viên là rất cần thiết.

3.3.5.2. Nội dung, cách tiến hành:

- Nội dung:

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên (chương trình, nội dung, tiến độ giảng dạy).

+ Kiểm tra, đánh giá công việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên (hồ sơ giảng dạy).

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, của nhà trường trong việc thực hiện quy chế trên lớp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh - sinh viên (số lần kiểm tra, đề kiểm tra, đề thi, chất lượng đề thi, chấm bài….)

+ Kiểm tra việc sinh hoạt chuyên môn của các khoa, tổ bộ môn, đổi mới phương pháp giảng dạy….

93

+ Tổ chức dự giờ, đánh giá, xếp loại bài giảng của giáo viên (về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác chuẩn bị, việc quản lý lớp trong quá trình lên lớp, chất lượng giờ giảng).

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, làm đồ dùng giảng dạy của giáo viên.

- Cách tiến hành:

+ Nhà trường chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của trường.Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường các khoa, tổ bộ môn phải chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch với Hiệu trưởng (thông qua phòng Đào tạo).

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại tiêu chí đánh giá, xếp loại được xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các quy định của trường. Tiêu chí đánh giá do phòng Đào tạo và bộ phận kiểm định dự thảo lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan, tổng hợp, hoàn thiện và trình Hiệu trưởng quyết định.

+ Phòng Đào tạo phối hợp chặt chẽ cùng với các khoa, tổ bộ môn triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phân loại giáo viên theo đúgn tiến trình đã đặt ra.

+ Sau mỗi lần kiểm tra phải kết luận; kết luận kiểm tra đưa ra phải trung thực, khách quan, chính xác, công khai và dựa trên những cơ sở pháp lý khoa học. Trong kết luận phải đưa ra được các biện pháp, khuyến nghị để triển khai thực hiện các kết luận của kiểm tra.

94

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện:

Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:

- Phải có sự chỉ đạo thường xuyên của cấp Uỷ, Ban giám hiệu và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, các đoàn thể và toàn bộ giáo viên trong trường.

- Nhà trường phải rà soát, bổ sung và hoàn thiện các văn bản đã ban hành nội bộ có liên quan đến giáo viên và nghiên cứu xây dựng những văn bản mới có liên quan đến công tác quản lý giảng dạy, học tập ….. tạo thành một hành lang pháp lý đồng bộ làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành và xem xét đánh giá trong nhà trường.

- Phải có kế hoạch kiểm tra, trong đó phải xác định rõ mục tiêu, nội dung và thời gian tiến hành kiểm tra. Xây dựng được các tiêu chí thống nhất làm cơ sở cho việc đánh giá.

- Tham gia kiểm tra, đánh giá phải là những người có trình độ, hiểu biết cặn kẽ về chuyên môn, nghiệp vụ và nội quy, quy chế, có uy tín trong đội ngũ giáo viên, có đức tính trung thực, thẳng thắn, khách quan.

- Có nguồn tài chính để đảm bảo các hoạt động kiểm tra, đánh giá và khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt chuyên môn, nghiệp vụ và những người có thành tích trong công tác kiểm tra, đánh giá. Kết quả đánh giá nên đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua hàng năm.


Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI (Trang 101 -101 )

×