- Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về đội ngũ, các khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức xã hội một cách rộng rãi như: Đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ những người tình nguyện… đều xuất phát từ cách hiểu đội ngũ theo thuật ngũ quân sự: đó là gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng, đội ngũ chỉnh tề.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Đội ngũ là một tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống (tổ chức) nhất định” [23, tr.339]. Như vậy, đội ngũ được cấu thành bởi các yếu tố sau:
+ Là một tập hợp người.
+ Có cùng mục đích, một lý tưởng.
+ Gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất và tinh thần.
Từ những phân tích trên có thể phát biểu khái niệm ĐNGV như sau: ĐNGV là tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục trong các nhà trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, có cùng mục đích, lý tưởng, được tổ chức thành một lực lượng có tổ chức, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra cho một đơn vị, họ gắn bó với nhau thông quan lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Đối với ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung và đối với nhà trường nói riêng, quản lý ĐNGV là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quản lý nguồn nhân lực.
17
+ Quản lý ĐNGV là quản lý các nội dung: Số lượng, cơ cấu, chất lượng và hoạt động nghề nghiệp của ĐNGV, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường trong từng thời điểm nhất định.
+ Quản lý ĐNGV phải thực hiện theo Quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở luật pháp của Nhà nước, theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, ngành chủ quản.Quản lý ĐNGV cần phải có phương pháp khoa học và tổng hợp mọi nỗ lực để đạt hiệu quả ngày càng cao trong việc xây dựng đội ngũ về số lượng, chất lượng và cơ cấu cùng với việc không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên.