Các quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên/giáo viên:

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ trong giai đoạn phát triển mới (Trang 28)

Có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển ĐNGV nhưng nhìn chung các quan điểm này có thể được tập hợp thành ba nhóm quan điểm như sau:

- Quan điểm coi cá nhân GV là trọng tâm trong công tác phát triển ĐNGV.

+ Mục tiêu trong quan điểm này là nhằm tăng cường năng lực cho cá nhân giáo viên trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu và khuyến khích sự phát triển của họ như những chuyên gia và như những con người nói chung trong xã hội. Điều đó có nghĩa là trọng tâm chủ yếu của công tác phát triển ĐNGV là tạo ra sự biến đổi của các cá nhân GV về các mặt như kiến thức, kỹ năng và thái độ làm tiền đề để đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường. Nhiều tác giả

19

ủng hộ quan điểm này cho rằng cần chú trọng đặc biệt đến nhu cầu, nguyện vọng và động cơ của ĐNGV để khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp cũng như phát triển cá nhân họ.

Tuy nhiên, mặc dù sự phát triển nghề nghiệp và cá nhân là rất quan trọng, nhưng chưa đủ để đảm bảo kết quả cho công tác phát triển ĐNGV như một quá trình nhằm nâng cao hiệu quả của nhà trường. Để làm được điều này cần có sự kết hợp giữa cá nhân GV với các mục tiêu và nhu cầu phát triển của nhà trường.

- Quan điểm coi nhà trường là trọng tâm trong công tác phát triển ĐNGV.

Phát triển ĐNGV theo quan điểm này được xem là một cách tác động vào hoạt động của nhà trường nhằm thay đổi hiện trạng để đạt đến mục tiêu nhất định, điều đó có nghĩa là nhằm nâng cao hiệu quả và tiềm lực của nhà trường. Nói cách khác là căn cứ vào mục tiêu chiến lược và nhu cầu của nhà trường để làm cơ sở xây dựng chương trình phát triển ĐNGV.

Có thể nói các mục tiêu của nhà trường là một cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các chương trình và chính sách phát triển ĐNGV, tuy nhiên cần chú ý rằng các mục tiêu của nhà trường cũng phải phù hợp với các qui định hiện hành và hoàn cảnh thực tế của nhà trường. Ngoài ra các mục tiêu cũng cần có sự kết hợp tốt với các yếu tố khác như giá trị và văn hóa của nhà trường cũng như các nhu cầu và động cơ của các cá nhân trong quá trình phát triển.

- Quan điểm phát triển ĐNGV trên cơ sở kết hợp cá nhân GV với mục tiêu của nhà trường.

Phát triển ĐNGV theo quan điểm này được xem như là một quá trình mà trong đó nhà trường và GV được đồng thời coi là trọng tâm của công tác phát triển ĐNGV. Quan điểm này chú trọng tính hợp tác, xem các nhu cầu

20

của nhà trường cũng quan trọng như các nhu cầu của bản thân người GV. Các nhu cầu từ cả hai phía đều phải được cân nhắc, được hoà hợp cân bằng với nhau để công tác phát triển ĐNGV đạt được kết quả cao.

Có thể thấy rằng quan điểm lấy GV làm trọng tâm hoặc lấy mục tiêu nhà trường làm trọng tâm có phần thiên lệch về một hướng, điều này khó đảm bảo thành công trong việc xây dựng một chương trình phát triển phù hợp. Quan điểm kết hợp giữa GV và mục tiêu nhà trường có thể được coi là quan điểm tốt nhất, tránh được sự thiên lệch. Tuy nhiên cần chú ý rằng trong việc thực hiện dễ phát sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu cá nhân với nhu cầu của nhà trường. Do đó để có sự hoà hợp nhu cầu của cả hai phía cần có sự đánh giá cân bằng các nhu cầu, kỳ vọng và tiềm năng của GV và của nhà trường cả hiện tại và tương lại.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ trong giai đoạn phát triển mới (Trang 28)