Vắcxin phòng chống dengue

Một phần của tài liệu Xây dựng và đánh giá hệ thống chủng giống cho nghiên cứu phát triển vắc-xin sốt xuất huyết Dengue (Trang 33)

Giống như với nhiều bệnh truyền nhiễm khác, vắcxin luôn được coi là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất đối với virút. Trong vòng 20 năm qua đã có nhiều viện nghiên cứu và trường đại học trên thế giới tiến hành các nghiên cứu, phát triển vắcxin. Tuy nhiên quá trình nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn [41].

Như đã đề cập, có 4 typ virút (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) đều có khả năng gây bệnh và với giả thiết “miễn dịch tăng cường bệnh” thể nặng của bệnh (SXHD/HCSD) có thể xảy ra khi nhiễm thứ phát virút dengue khác typ trước đó. Vì vậy, để đảm bảo 2 tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với một vắcxin là tính an toàn và hiệu quả bảo vệ thì vắcxin dengue phải có khả năng gây tạo đáp ứng miễn dịch với cả 4 typ virút gây bệnh, miễn dịch kéo dài ở mức cao đủ bảo vệ và không gây các phản ứng phụ nguy hiểm. Đáp ứng miễn dịch dưới mức bảo vệ sẽ không được chấp nhận do hậu quả trầm trọng có thể xảy bởi nhiễm virút sau tiêm. Đây cũng chính là thách thức lớn trong việc nghiên cứu phát triển vắcxin dengue.

Đến nay với sự nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học, những khó khăn thách thức đang dần được khắc phục. Tại các phòng thí nghiệm trên thế giới, các nỗ lực phát triển vắcxin dengue tập trung chủ yếu vào các loại vắcxin sống giảm độc lực, vắcxin bất hoạt và vắcxin tiểu đơn vị. Các phương pháp tiếp cận vắcxin dengue khác như vắcxin vector và ADN, đã được phát triển từ sớm nhưng kết quả mang lại còn hạn chế [27, 38].

32

Một phần của tài liệu Xây dựng và đánh giá hệ thống chủng giống cho nghiên cứu phát triển vắc-xin sốt xuất huyết Dengue (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)