vắcxin lớn trên thế giới quan tâm. Hy vọng trong một tương lai gần, một vắcxin dengue an toàn và hiệu quả cao sẽ sớm được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi để phòng bệnh.
1.6 Đặc điểm chủng dengue do viện sức khỏe Hoa Kỳ nghiên cứu và phát triển triển
Các chủng dengue sống giảm độc lực cho phát triển vắcxin dengue được các nhà khoa học thuộc Viện Quốc Gia các bệnh dị ứng và nhiễm trùng (NIAID) thuộc viện NIH, Hoa Kỳ phát triển trong hơn một thập kỷ vừa qua. Rất nhiều chủng vắcxin dengue sống giảm độc lực được phát triển dựa trên công nghệ DNA tái tổ hợp bằng phương pháp thiết kế trực tiếp. Các chủng dự tuyển này đều được đánh giá tiền lâm sàng trên mô hình chuột hepatoma và động vật linh trưởng để xác định chủng giảm độc lực tốt nhất, xây dựng hồ sơ miễn dịch học để đánh giá tiếp theo trong các thử nghiệm lâm sàng. Tám chủng vắcxin dengue đơn liên dự tuyển đã được đánh giá trong 13 thử nghiệm lâm sàng riêng biệt [9, 12, 33]. Các thử nghiệm này nhằm xác định đầy đủ hồ sơ an toàn, động lực sao chép virút, hồ sơ miễn dịch học và liều nhiễm 50% trên người (HID50) của các virút vắcxin này. Cuối cùng 6 chủng dengue thuộc 4 týp huyết thanh có kết quả thử nghiệm khả quan nhất được lựa chọn tiếp để phát triển thành vắcxin tứ liên và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo. Sơ đồ gene của các chủng dengue tái tổ hợp này
38
được mô tả trong. Hai chiến lược làm giảm độc lực cơ bản được sử dụng: tạo ra đột biến mất nucleotide trong vùng không dịch mã (UTR) và lai ghép (khảm). Cả hai chiến lược này đều tạo ra các đột biến không có khả năng phục hồi do vậy tính bền vững của chủng sống giảm độc lực cũng được đảm bảo.
1.6.1 Đặc điểm chủng tái tổ hợp DEN4
Sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp, các nhà khoa học tại NIAID đã phát triển các dòng cDNA đầy đủ của chủng DENV-4 Dominica/81 strain 814669 và từ đó virút lây nhiễm có thể được phục hồi. Vùng 3’ UTR của bộ gen flavivirút được cho là đóng vai trò quan trọng trong sao chép RNA và do đó được lựa chọn như là mục tiêu gây đột biến. Mức độ sao chép của một vài đột biến mất đoạn vùng này giảm hơn nhiều lần trên mô hình linh trưởng so với týp DEN4 hoang dại (thu được từ cDNA) và các virút đột biến tái tổ hợp. Một liều tiêm đơn dưới da 105 pfu - chủng đột biến mất 30 nucleotide vùng 3’-UTR từ vị trí 172-143 tạo ra virút huyết ít nhất ở khỉ và thời gian nhiễm virút huyết ngắn hơn so với virút hoang dại nguyên thể. Mặc dù chỉ sao chép giới hạn ở linh trưởng, virút này (đặt tên là rDEN4∆30) tạo ra kháng thể trung hòa ở tất cả các khỉ được tiêm miễn dịch. Nồng độ kháng thể tạo ra bởi rDEN4∆30 thấp hơn nồng độ kháng thể được tạo bởi virút hoang dại, phù hợp với kiểu hình giảm độc lực của nó. Khi các con khỉ được thử thách với virút DEN4 hoang dại sau 42 ngày, không con nào được xác định nhiễm virút huyết, cho thấy kháng thể trung hòa tạo ra bởi virút giảm độc lực có khả năng bảo vệ. Vì những lý do trên, rDEN4∆30 đã được lựa chọn như là một vắcxin DEN4 dự tuyển để đánh giá trên người.
Virút rDEN4∆30 chứa đột biến ∆30 (rDEN4∆30) đã được đánh giá trên người lớn tình nguyện và cho thấy tính an toàn và đáp ứng miễn dịch với tất cả các liều tiêm (101-105 pfu) [16]. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiêm vắcxin DEN4∆30 với liều cao 105 pfu thấy xuất hiện một số biểu hiện như nổi ban không đặc hiệu, giảm bạch cầu hạt và tăng men gan nhất thời. Do vậy, một vắcxin dự tuyển mới phát triển từ DEN4∆30 với đột biến tại axit amin 200 và 201 ở vùng
39
protein NS5 đã làm giảm hơn độc tính so với rDEN4∆30, đồng thời giảm độc gan thậm chí ở cả liều tiêm cao đến 105 pfu [31].
Virút vắcxin rDEN4∆30 cũng được đánh giá khả năng lây truyền từ người được tiêm sang muỗi. rDEN4∆30 cho thấy sao chép có giới hạn trên muỗi Aedes aegypti, và cũng không thể xác định được virút vắcxin này trong muỗi khi cho hút máu người có tiêm văcxin (nhiễm virút huyết). Thành công của vắcxin rDEN4∆30 trên người góp phần xây dựng lên một phương pháp tạo ra các vắcxin dự tuyển cho 3 týp huyết thanh DEN còn lại.