Xuất giải pháp cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam trong những năm trƣớc mắt.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 117)

D: Đồng ý về cơ bản.

3.5.xuất giải pháp cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam trong những năm trƣớc mắt.

Đánh giá của giảng viên và sinh viên về sự nhiệt tâm của giảng viên và sự chuẩn bị bài giảng của giảng viên trong công việc.

3.5.xuất giải pháp cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam trong những năm trƣớc mắt.

Nam trong những năm trƣớc mắt.

3.5.1. Giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình dạy – học đại học.

Từ thực trạng đã trình bày ở trên, cần phải có những nhận thức đầy đủ về phạm vi và nội dung đổi mới môn học; phải đổi mới một cách đồng bộ từ nội dung chƣơng trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đến phƣơng pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập. Mục đích là nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết hiện nay của việc dạy và học và đồng thời, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học hiện nay.

Về tài liệu giảng dạy, cần tiếp tục hoàn thiện giáo trình của môn học về hai mặt nội dung và cách trình bày các vấn đề của môn học.

- Thứ nhất, nội dung của môn học phải đƣợc cập nhật để phản ánh một cách kịp thời thực tiễn sinh động của khoa học hay môn học và thực tiễn xã hội nƣớc ta.

- Thứ hai, cần xác định một cách hài hòa mức độ và liều lƣợng các vấn đề lý luận và thực tiễn của môn học; đồng thời cần đặt đối tƣợng nghiên cứu của môn trong mối liên hệ với các môn học khác.

Một điểm nữa là trong giáo trình hiện nay không đề cập đến các vấn đề ở dạng tình huống hoặc câu hỏi gợi ý và nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo nên cũng hạn chế đáng kể khả năng nghiên cứu, phát triển tƣ duy về các vấn đề có liên quan đến nội dung trình bày.

Kiến thức trong trƣờng là cơ bản nhƣng điều này không có nghĩa là yêu cầu tri thức của sinh viên chỉ giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp đó. Cách dạy – học cũ, không phát huy sáng tạo của ngƣời học phát sinh thành thói quen nhớ và học một cách máy móc, khả năng hạn chế của sinh viên khi gặp phải những vấn đề đòi hỏi tƣ duy lôgic liên kết các vấn đề cụ thể với nhau. Do đó, ngoài những kiến thức cơ bản mà giáo trình cung cấp,

ngƣời dạy cần trình bày thêm về các quan niệm, cách tiếp cận khác nhau hoặc vấn đề đang tồn tại để sinh viên có điều kiện đối chiếu, so sánh. Điều này lại càng cần thiết trong tình hình hiện nay với các bộ môn khoa học đang trên con đƣờng phát triển, nhiều khái niệm cơ bản của môn học chƣa đƣợc các nhà khoa học làm rõ hoặc chƣa có quan niệm thống nhất và đồng thời, công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc đã và đang đặt cho khoa học nƣớc nhà nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn thú vị.

- Giảm tải một số môn học mà thời lƣợng học không cần nhiều đơn vị học trình đến vậy.

- Chia nội dung chƣơng trình thành hai phần, một phần bắt buộc cho tất cả các sinh viên và phần tự chọn. Ở đó, sinh viên có thể đăng ký học những môn học mà mình cần có với sự tƣ vấn và giới thiệu của thầy cô giáo về những môn học đó.

- Tập trung vào những nội dung thực tiễn cho ngành học trong thực tế chứ không phải những tri thức khó có thể áp dụng hoặc không cần thiết cho công việc sau này của sinh viên.

- Khuyến khích nghiên cứu khoa học trong cả giảng viên và sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên có những đóng góp cho khoa học cả về mặt khen thƣởng và vật chất.

- Đã đến lúc, muốn vƣơn lên trong giáo dục, đƣa nền giáo dục nƣớc nhà nói chung và nền giáo dục đại học nói riêng sánh vai với các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực, chúng ta buộc phải bắt tay và một cuộc cách mạng giáo dục thục sự. Trách nhiệm này thuộc về toàn Đảng, toàn dân và mỗi ngƣời trong chúng ta.

3.5.2. Giải pháp nhằm gia tăng tối đa về điều kiện vật chất kỹ thuật dạy – học.

Từng trƣờng, cần căn cứ cụ thể vào mục tiêu đào tạo của mình để đề xuất các kế hoặc chi tiết nhằm mua sắm những cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho giáo dục đào tạo có hiệu quả nhất.

Việc tăng ngân sách cho giáo dục có vẻ là con đƣờng khả thi nhất. Bộ giáo dục và đào tạo có thể cho các trƣờng khả năng tự chủ về tài chính sau khi đƣa đƣợc những đề xuất, phƣơng hƣớng và giải trình cho ngân sách của nhà nƣớc, hay ngân sách do trƣờng thu.

Không nên thu học phí đồng bộ mà nên thu học phí theo từng ngành học. Những ngành học mang tính phục vụ cho cá nhân cao hơn thì nên thu phí cao hơn so với những ngành khoa học cơ bản hay những ngành học mang tính phục vụ cộng đồng.

Có thể liên kết với các viện khoa học công nghệ hay với những nhà đầu tƣ có nhu cầu hoặc những cơ quan hoặc trung tâm nghiên cứu có chuyên môn gần giống với ngành học của trƣờng để sinh viên có thêm cơ sở vật chất phục vụ việc học mà trƣờng lại không phải đầu tƣ thêm quá nhiều tiền khi ngân sách còn chƣa phải là nhiều.

3.5.3. Giải pháp đổi mới phương pháp dạy – học đại học.

Về phƣơng pháp dạy và học, cần giảm thiểu đến mức tối đa và tiến tới chấm dứt việc đọc – chép bài và áp dụng mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo vấn đề, trao đổi giữa giáo viên và sinh viên; cần tăng cƣờng việc sử dụng các công cụ bổ trợ nhƣ đèn chiếu, máy tính vào quá trình giảng dạy. Theo hƣớng này, vai trò của giáo viên đƣợc chuyển từ việc trình bày lại các nội dung cơ bản của giáo trình thành ngƣời nêu vấn đề và hƣớng dẫn, dẫn dắt quá trình thảo luận tại giảng đƣờng.

Về phƣơng pháp thảo luận, cần đƣa ra những tình huống có thực trong mô hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động của bộ máy nhà nƣớc để sinh viên khỏi lạ lẫm khi bƣớc vào môi trƣờng làm việc thực thụ. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải có cách đánh giá khác với kết quả học tập, theo đó, rất cần các câu hỏi kiểm tra theo dạng mở để hạn chế việc học thuộc, nhớ bài một cách máy móc và phát triển nếp suy nghĩ, tìm tòi của sinh viên. Giảng viên cần chấp nhận quyền đƣợc sai lầm của sinh viên và từ đó hƣớng dẫn họ đến những cái đúng. Chấp nhận cái sai để đi đến cái đúng

cũng là một phƣơng pháp. Lớp học luôn là một cuộc đối thoại giữa thầy cô và sinh viên, giữa sinh viên với nhau. Giảng viên phải làm sao để ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm, miễn là có lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể. Hệ thống đánh giá trong giáo dục thể hiện rõ nhất triết lý giáo dục này: Càng tích cực bày tỏ quan điểm và tranh luận, càng đƣợc điểm cao. Càng đƣa ra nhiều cái mới, càng phản biện, tranh luận, thậm chí thách thức cả quan điểm của các học giả lớn, càng đƣợc khen ngợi.

Thiết nghĩ, giáo dục là giáo huấn cho sinh viên hiểu cái đúng, cái sai, cảm nhận từng vấn đề tận gốc rễ chứ không phải bảo các em phải nhƣ thế này, thế kia trong khi các em không có cảm nhận gì cả. Sinh viên cần đƣợc tự do phát biểu quan điểm, tự do sáng tạo, chủ động hơn nữa trong việc học tập của mình. Giảng viên chỉ theo các em trong một giai đoạn nào đó của quy trình giáo dục, phần còn lại phải do tự các em quyết định. Vì theo nhƣ 77.8 % giảng viên đồng ý với ý kiến cho rằng “sinh viên nên tự tìm tòi và tiếp nhận tri thức còn thấy cô chỉ là người chỉ đường và vạch ra phương pháp”, các giảng viên nên để các em tự học bằng tƣ duy của mình chứ không phải bằng tƣ duy, tri thức và kinh nghiệm của giảng viên nữa.

Thay đổi tƣ duy trong giáo dục đại học là chặng đƣờng khó khăn và không thể có kết quả một sớm một chiều. Cần thay đổi ý thức, tƣ duy của sinh viên đã quen với lối học thụ động, sáo mòn, thay đổi tƣ duy của thầy cô đã quen từ lâu với việc “đọc – chép”, thay đổi tƣ duy của một xã hội vốn coi trọng văn bằng hơn là hiểu biết thật sự, thay đổi tƣ duy quan liêu, cũ kỹ của các nhà quản lý giáo dục… Có nhiều vấn đề cần phải thay đổi vậy nên chúng ta nên bắt tay vào làm ngay mà bắt đầu từ chính những sinh viên, những giảng viên của chúng ta.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 117)