Nội dung chương trình dạy – học đại học.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 49)

Chƣơng trình dạy học là văn kiện do nhà nƣớc ban bố, trong đó qui định cụ thể vị trí, yêu cầu của bộ môn (hoặc chuyên đề), số học phần, đơn vị học trình, dành cho từng bộ môn (hoặc chuyên đề) nói chung cũng nhƣ số tiết cho từng phần, từng chƣơng nói chung. Nội dung của các đơn vị học

trình cấu tạo nên chƣơng trình học. Ở nhà trƣờng đại học, ngoài việc phải tuân thủ chƣơng trình đào tạo do nhà nƣớc yêu cầu (số học trình, số môn học bắt buộc …) nhà trƣờng còn phải có nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình đào tạo ở quy mô trƣờng, chƣơng trình chi tiết của các bộ môn khoa học, chƣơng trình cụ thể cho bài giảng, đƣợc gọi chung là chƣơng trình đào tạo.

Để xây dựng một chƣơng trình đào tạo có 3 quan điểm khác nhau: Tiếp cận nội dung: là cách tiếp cận chú trọng chú yếu đến nội dung kiến thức cần truyên thụ và mối quan tâm của ngƣời lập trình là nội dung kiến thức.

Tiếp cận theo mục tiêu: là cách tiếp cận nhấn mạnh mục tiêu đào tạo, coi mục tiêu đào tạo là tiêu chí để lựa chọn nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo, cách thức đào tạo, thi cử và đánh giá kết quả. Quy cách, sản phẩm đào tạo thƣờng đƣợc xác định trƣớc, nên dễ dàng đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của quá trình đào tạo.

Tiếp cận phát triển: là cách tiếp cận chú trọng đến việc phát triển năng lực tiềm ẩn của cá nhân, phát triển sự hiểu biết của ngƣời học hơn là quan tâm đến việc mỗi ngƣời nắm đƣợc lƣợng kiến thức nhƣ thế nào.

Mỗi cách tiếp cận trên đều có những ƣu, nhƣợc điểm nhất định, vì vậy, khi xây dựng chƣơng trình đào tạo ở quy mô quốc gia, quy mô trƣờng đại học, hay thậm chí khi xây dựng chƣơng trình chi tiết cho bộ môn khoa hoc, chƣơng trình cho một bài giảng ở trƣờng đại học …, ta cũng cần xác định rõ đi theo cách tiếp cận nào và mục đích là hƣớng tới phát triển cái gì ở ngƣời học. [35; tr 141 – 142].

Ngày nay, ở các nuớc có nền giáo dục phát triển, ngƣời ta thƣờng xây dựng chƣơng trình đào tạo theo cách tiếp cận phát triển. Tiếp cận phát triển trong giáo dục chú trọng đến phát triển nhân cách, phát triển khả năng tiềm ẩn, phát triển sự hiểu biết của ngƣời học, chú trọng tới sự thay đổi hành vi của ngƣời học, chú trọng tới tính tự chủ … Ngoài ra, chƣơng trinh đào tạo theo cách này còn giúp ngƣời học trở thành những chủ thể chủ động, độc lập suy nghĩ và quá trình đào tạo sẽ giúp họ phát triển tính tự

chủ, khả năng sáng tạo trong công việc, trong giải quyết vấn đề, phát triển tối đa sự hiểu biết về nhiều mặt. Vì vậy, cần xây dựng chƣơng trình đào tạo đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của ngƣời học và xã hội.

Nội dung dạy học ở đại học đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến một nghành nghề nhất định và cách thức hoạt động sáng tạo. Nắm vững chúng, đảm bảo phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức và những hành vi tƣơng ứng; chuẩn bị cho sinh viên bƣớc vào cuộc sống lập nghiệp, góp phần phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế – xã hội của đất nƣớc

Nội dung đào tạo phải có tính giáo dục, bao gồm những tri thức, kỹ năng, thái độ và thông qua quá trình kiên trì theo đuổi mà sinh viên nâng cao đƣợc hiểu biết, phát huy mọi năng lực tiềm ẩn của mình. Việc biên soạn và tổ chức nội dung đào tạo cũng cần cho phép sinh viên có thể tự chọn lấy chƣơng trình đào tạo cho riêng mình. Ngoài ra, nội dung đào tạo cũng cần phải giúp ngƣời học nắm đƣợc phƣơng pháp chiếm lĩnh tri thức, có một hệ thống kỹ năng kỹ xảo trong công viêc, có phƣơng pháp luận và cách thức tự nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần là truyền đạt tri thức. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, đặc điểm của từng môn học và đặc điểm của ngƣời học mà giảng viên chọn nội dung và phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp với ngƣời học. Ngoài ra, chƣơng trình phải bố trí sao cho việc học phải đi đôi với hành, sinh viên đƣợc tiếp xúc với thực tế để họ có cơ hội nhìn, nhận, rèn luyện và học cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, chủ động và tự chủ.

+ Nội dung dạy học đại học là mô hình của kinh nghiệm xã hội (tập hợp những tri thức, kỹ năng, thái độ) cần truyền cho sinh viên thông qua việc dạy học.

+ Nội dung dạy – học là thành tố hết sức quan trọng của qúa trình dạy học. Nội dung dạy – học: hệ thống kiến thức cần lĩnh hội về lĩnh vực ngành nghề đào tạo bao gồm cả kiến thức giáo dục đại cƣơng, cơ sở khối

ngành, cở sở ngành, kiến thức ngành và chuyên ngành; hệ thống kiến thức về phƣơng pháp nhận thức, hệ thống kỹ xảo, kỹ năng cần lĩnh hội.

+ Nội dung dạy – học là cái mà sinh viên cần nắm vững để chủ động chuyển hoá thành trí tuệ và phát triển nhân cách bản thân. Nội dung dạy – học qui định nội dung nội dung hoạt động của các sinh viên. Cùng với chƣơng trình và phƣơng pháp dạy – học dƣới sự dẫn dắt, hƣớng dẫn của thầy, sinh viên đạt đến mục tiêu của giáo dục, đào tạo đƣợc nhà trƣờng đề ra từ đầu khoá học.

+ Chƣơng trình dạy – học đƣợc thể hiện ở các bộ môn là các văn bản pháp quy do bộ Giáo dục – đào tạo ban hành trong đó xác định rõ vị trí, mục đích, yêu cầu, nội dung chi tiết môn học và thời gian thực hiện cho từng đơn vị kiến thức của bộ môn.

- Nội dung và chƣơng trình học cần phải đạt đƣợc một số tính chất: + Tính liên thông giữa các bậc học: hiện nay hệ thống giáo dục quốc dân là một hệ thống xơ cứng, khép kín, thiếu sự mềm dẻo, linh hoạt thiếu hẳn sự liên thông dọc, liên thông ngang giữa những hệ thống nhỏ.

+ Tính hiện đại: nội dung chƣơng trình cần phù hợp với nhu cầu và mục tiêu thực tế của đất nƣớc. Hiện nay, nội dung chƣơng trình đào tạo của chúng ta đã quá lạc hậu so với thế giới, cần thay đổi nội dung chƣơng trình cho bắt kịp với sự phát triển khoa học của thế giới và nhân loại. Ngoài ra, cần tăng cƣờng phần thực hành, thực tế, thực tập, cần dạy cả 3 loại tri thức : tri thức lý thuyết, tri thức thực hành và tri thức vận dụng cụ thể. Hiện nay, nội dung đào tạo của hầu hết chƣơng trình đại học thiếu sự cập nhập thông tin thƣờng xuyên, tri thức đã quá lạc hậu và cũ kỹ so với thế giới, cần phải có sự cập nhập và nâng cao và bổ sung kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy thƣờng xuyên hơn.

+ Tính kế thừa: nội dung chƣơng trình cần tiếp tục duy trì và phát huy những tri thức đúng đắn đã tiếp thu đƣợc từ trƣớc đây, đồng thời cũng chú ý lƣợc bỏ những phần quá nặng về lý thuyết hoặc kinh viện. Chú ý

nghiên cứu kỹ hơn về truyền thống, kinh nghiệm giáo dục của ông cha ra để đƣa vào nội dung bài giảng.

+ Tính quốc tế: hiện nay, nội dung chƣơng trình giáo dục của chúng ta quá nặng so với nhiều nƣớc trên thế giới. Ngày nay, tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực thông tin và thông lƣu tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho sự mở rộng mạnh mẽ những hình thức đa dạng của sự giao lƣu giữa giáo sƣ và sinh viên, của sự gắn kết những mạng lƣới cơ sở đại học, cho sự hợp tác quốc tế. Cần chú ý bổ sung những tri thức, những thành tựu mới về khoa học giáo dục và những quan điểm, khái niệm mới về học về dạy học về chƣơng trình … của các nƣớc trên thế giới, học tập và chọn lọc những ƣu điểm thích hợp với nƣớc mình để áp dụng vào thực tiễn. Cần coi trọng việc học ngoại ngữ vì đây chính là chìa khoá để nối Việt Nam với thế giới.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)