So sánh mức độ sử dụng các phƣơng pháp trong dạy – học theo đánh giá của sinh viên và giảng viên

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 73)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Diễn giảng Thảo luận nhóm Trình diễn Tự nghiên cứu Bài luyện Nghiên cứu điển hình Tham quan thực tế Đóng vai

Giảng viên Sinh viên

Nếu nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy tần số sử dụng phƣơng pháp diễn giảng là rất cao. Hầu hết các giảng viên đều dùng phƣơng pháp này trong khi giảng dạy. Khi ngƣời học bị đóng khung trong suy nghĩ. Sinh viên ra trƣờng thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức và không tự tin bƣớc vào một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp là hậu quả của một thời gian dài bị đóng khung suy nghĩ, bị ràng buộc bởi một phƣơng pháp giảng dạy lỗi thời. Ngoài ra, phƣơng pháp thảo luận nhóm, thực hành và làm bài tập lớn hay tiểu luận cũng đƣợc sử dụng trong một số giờ. Tuy nhiên, có một số phƣơng pháp rất ít khi đƣợc sử dụng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu điển hình, phƣơng pháp tham quan thực tế và phƣơng pháp đóng vai. Còn những phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp thảo luận nhóm, phƣơng pháp trình diễn, phƣơng pháp bài luyện hay phƣơng pháp tự nghiên cứu cũng đƣợc dùng với mức độ không nhiều.

Cố GS Tạ Quang Bửu đã từng nói “thực chất của việc dạy học tốt là dạy phƣơng pháp”. Đáng tiếc, nói về việc “dạy cái gì” và “dạy nhƣ thế nào” không ít ngƣời trong chúng ta chỉ dừng ở trình độ dùng nội dung dạy nội dung, hoặc khá hơn: Dạy nội dung một cách có phƣơng pháp. Một số

giảng viên đã tiến tới việc dùng nội dung để dạy phƣơng pháp nhƣng rất hiếm ngƣời có thể dạy nội dung phƣơng pháp một cách có phƣơng pháp.

Trong giáo dục đại học hiện nay, ngƣời ta rất quan tâm đến 3 từ ngữ (hay 3 triết lý): Thích nghi (adaptability), sáng tạo (creativity), giải quyết vấn đề (problem solving). Học tập ngày nay là “để biết. để làm, để sống với nhau và để tồn tại” (Unessco). Vậy giáo dục không phải “chinh phục” mà là “thích nghi”. Ngƣời ta còn cho rằng “chất lượng là khả năng thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác”. Còn “sáng tạo” là yếu tố then chốt để cạnh tranh trong tƣơng lai. Và phải “giải quyết vấn đề” vì trong tình huống, đôi khi không phải lúc nào cũng có cách giải quyết tốt nhất, thƣờng trong một số trƣờng hợp không có lời giải tốt nhất mà đôi khi phải chọn lời giải ít xấu nhất trong số những phƣơng án giải quyết vấn đề có thể có.

Tuy nhiên, ở nƣớc ta việc đào tạo lại không hoàn toàn theo hƣớng nhƣ vậy. Theo một vị lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo – cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này đã có nhận xét: “Một trong những điểm yếu hiện nay của giáo dục đại học là phương pháp dạy và học còn rất lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, thầy đọc, trò ghi, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên”. Kết quả điều tra bằng phiếu và phỏng vấn trực tiếp đối với 300 giáo viên và 500 sinh viên các khoa sƣ phạm cho thấy 70% giáo viên chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy truyền thống nhƣ thuyết trình, giảng giải, thậm chí còn hơn 10% giáo viên biến thành đọc – chép bài; trên 90% giáo viên vẫn sử dụng phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng phƣơng pháp truyền thống là thi viết với kiến thức chủ yếu là những kiến thức học thuộc bài, ít phát huy tính thông minh, sáng tạo của sinh viên.

Một điểm nữa là trong giáo trình hiện nay không đề cập đến các vấn đề ở dạng tình huống hoặc câu hỏi gợi ý và nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo nên cũng hạn chế đáng kể khả năng của sinh viên trong việc tự suy nghĩ và tìm hiểu thêm các vấn đề có liên quan đến nội dung trình bày.

Ngoài ra, để dạy – học có kết quả tốt thì việc lựa chọn phƣơng pháp là rất quan trọng. Phải lựa chọn kiểu dạy học thích hợp với ngƣời học và với tính chất của từng môn học. Có nhiều kiểu dạy học đƣợc xây dựng trên các hoạt động trí tuệ: suy diễn, quy nạp, diễn dịch, angorit, heuristics …tuy vậy không có khái niệm kiểu dạy học tốt nhất mà chỉ là việc lựa chọn kiểu dạy học thích hợp nhất.

Hiện này, phƣơng pháp dạy học chủ yếu dang đƣợc sử dụng là diễn giảng. Phƣơng pháp này chủ yếu là truyền đạt tri thức chứ chƣa tạo đƣợc cho ngƣời học cách tự nắm bắt và tìm tòi tri thức. Chƣa kích thích đƣợc khả năng sáng tạo của ngƣời học. Phƣơng pháp này không gợi đƣợc sự hứng thú cho ngƣời học. Trong khi ở đại học cái quan trọng nhất là dạy cách học, cách tự nắm bắt kiến thức và cách thích ứng với môi trƣờng, hoàn cảnh. Có một số thầy cô hiện nay thƣờng dùng phƣơng pháp kiểu “giảng giải minh hoạ”. Kiểu dạy này dựa trên hoạt động trí tuệ “suy diễn” nghĩa là đi từ cái tổng quát, chung sang cái cụ thể, riêng. Thầy giảng, trò ghi để bắt chƣớc và tái hiện tri thức. Đây là kiểu dạy truyền thống, có thể nói là độc tôn trong việc truyền thụ kiến thức có sẵn vì nó rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng và trong một thời gian có thời hạn có thể truyền đƣợc một lƣợng lớn kiến thức. Tuy nhiên, nó có nhƣợc điểm là khiến sinh viên thụ động và ngƣợc với con đƣờng tƣ duy sáng tạo. Lời khuyên của các nhà chuyên môn hiện nay là kiểu dạy học này chủ yếu dành cho việc truyền đạt nội dung mới, nhƣng phải biết sử dụng cách dạy thiếu thông tin, thừa thông tin trong kết hợp với các kiểu dạy học khác.

Đó là phƣơng pháp dạy – học, còn phƣơng thức kiểm tra đánh giá thì sao? Có thể dễ dàng nhận thấy rằng phƣơng thức kiểm tra đánh giá đƣợc sử dụng nhiều nhất là phƣơng thức nhằm “tái tạo kiến thức đã học”. Phƣơng thức này đƣợc sử dụng vƣợt trội so với các phƣơng thức kiểm tra đánh giá khác với 66.7% giảng viên cho biết mình luôn luôn và thƣờng xuyên sử dụng phƣơng thức nhằm kiếm tra khả năng “tái tạo kiến thức đã học” của sinh viên và 70.6% sinh viên cho biết mình thƣờng đƣợc đánh giá bằng

phƣơng thức này. Trong khi đó, những phƣơng pháp nhằm kiểm tra khả năng sáng tạo hay khả năng vận dụng kiến thức thực tế và nhất là kiểm tra khả năng ứng dụng thực tế thì đƣợc sử dụng ít hơn nhiều.

Những phƣơng pháp nhằm kiểm tra khả năng ứng dụng thực tế hay khả năng vận dụng kiến thức trong nhà trƣờng là không lớn. Đặc biệt những bài kiểm tra hay bài thi nhằm kiểm tra khả năng sáng tạo của sinh viên là rất ít. Sự tƣơng đồng trong việc lựa chọn các phƣơng án trả lời giữa

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 73)