Một số khái niệm liên quan đến dư luận xã hội.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 41)

1.2.2.1. Ý thức

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được. Ý thức là tri thức của tri thức, là phản ánh của phản ánh. Ý thức là tồn tại của nhận thức.

Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con ngƣời về thế giới. Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ. Dự kiến trƣớc kế hoạch hành vi, kết quả của nó làm cho hành vi mang tính chủ định. Ý thức không chỉ nhận thức sâu sắc về con ngƣời, về thế giới mà còn thể hiện thái độ của con ngƣời đối với nó. Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Con ngƣời không chỉ có khả năng ý thức về thế giới mà ở mức độ cao hơn con ngƣời có khả năng tự ý thức.

Ý thức không phải tự nhiên mà có mà nó đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của đối phƣơng. Ý thức của cá nhân đƣợc hình thành trong mối quan hệ giao tiếp giữa cá nhân với ngƣời khác và với xã hội. Ý thức của cá nhân còn đƣợc hình thành bằng con đƣờng tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội. Và cuối cùng, ý thức của cá nhân đƣợc hình thành bằng con dƣờng tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình. Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân mình trên cơ sở đối chiếu bản thân mình với ngƣời khác, với chuẩn mực xã hội cá nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.

1.2.2.2. Nhận thức

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con ngƣời (nhận thức, tình cảm, hành động). Nhận thức là một quá trình. Ở con ngƣời,

quá trình này thƣờng gắn với một mục đích nhất định nên nhận thức của con ngƣời là một hoạt động. Đặc trƣng nổi bật nhất của nhận thức là hoạt động nhận thức phản chiếu hiện thực khách quan. Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau (cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣởng…) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan.

Quá trình nhận thức là quá trình tái tạo hiện thực khách quan trong ý thức bằng trí óc, xuất phát từ thực tiễn xã hội, hƣớng vào và đƣợc chỉnh sửa bởi thực tiễn đó. Nó bắt đầu bằng sự phản ánh cái cụ thể – cảm tính và bằng sự phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, trừu tƣợng và khái quát hoá, tiến tới cái trừu tƣợng bao gồm cái chủ yếu và tất yếu của các hiện tƣợng để rồi tái tạo cái cụ thể nhƣ là hình ảnh phản ánh lý luận.

Nhận thức là nhân tố góp phần quan trọng vào sự phát triển con ngƣời. Do đó, trình độ nhận thức đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá và tự đánh giá sự phát triển đó.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, con ngƣời phải nhận thức để phản ánh hiện thực khách quan xung quanh mình và hiện thực của bản thân mình. Kết quả hoạt động thực tiễn của con ngƣời ở mức độ nào tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của ngƣời đó. Trong nhận thức thế giới, con ngƣời có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ nhận thức thấp nhấp là cảm giác, tri giác. Mức độ nhận thức cao là tuy duy và tƣởng tƣởng tƣợng. trong hoạt động nhận thức của con ngƣời, giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Quy luật của hoạt động nhận thức nói chung nhƣ sau: “ Từ trực quan sinh động đến tuy duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. [56; tr 189]

Cảm giác, tri giác có vai trò quan trọng trong đời sống của con ngƣời. Song muốn cải tạo tự nhiên và xã hội, cũng nhƣ muốn cải tạo đƣợc bản thân mình, con ngƣời không thể chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức cảm

tính. Bởi vì trong hiện thực xung quanh chúng ta có rất nhiều cái mà chúng ta chƣa biết, chƣa hiểu và vẫn đang là bí ẩn đối với chúng ta. Vì thế, cần phải nhận thức thế giới và hiện thực khách quan một cách ngày một sâu sắc hơn, phải vạch ra trong nó những quá trình mới, những thuộc tính mới, những mối quan hệ qua lại mới của các sự vật, hiện tƣợng. Quá trình nhận thức đó đạt mức độ cao hơn so với nhận thức cảm tính, gọi là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính cần thiết để cho con ngƣời nhận thức một cách sâu sắc, bản chất của sự vật hiện tƣợng khách quan, hiện thực thế giới xung quanh.

Theo Skinner, việc xây dựng nội dung tâm lý trong lĩnh vực học tập tuy chỉ dựa vào những sự kiện quan sát đƣợc song các quá trình nhận thức cũng có ý nghĩa trong nhiều loại học tập. Nhận thức là hoạt động tâm trí trong việc biểu tƣợng và xử lý kiến thức. Những hoạt động nhận thức bao gồm: suy nghĩ, nhớ lại, tri giác và sử dụng ngôn ngữ. Vì lý do các quá trình này không thể quan sát đƣợc nên sự liên quan của chúng đến học tập phải suy diễn ra từ những kết quả phát hiện trong khi nghiên cứu. [7; tr 278]

1.2.2.3. Thái độ

Thuật ngữ thái độ (attitude) có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Shaver thì thái độ là “một tâm thế ủng hộ hay phản đối đối với một nhóm đối tượng nhất định”. Hay theo W.I.Thomas và F.Znaniecki “thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân có hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận”. Một định nghĩa gần đây của Tourangeau và Rasinksi thì cho rằng thái độ là “những mạng lưới của các niềm tin liên kết đan chéo nhau vốn được lưu giữ lâu dài trong trí nhớ của chúng ta và được kích hoạt khi chúng ta gặp đối tượng của thái độ hay vấn đề liên quan”. Ngoài ra, có thể xem “thái độ là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân, có tính chất lâu dài và ổn định, thể hiện ở sự sẵn sàng hành động đối với một đối tượng nào đó của thái độ”.

Dƣ luận xã hội ở một khía cạnh nào đó đƣợc xem là tập hợp các thái độ đối với một hiện tƣợng nhất định. Thái độ có vai trò quan trọng trong

việc tìm hiểu về bản chất dƣ luận xã hội. Thái độ của xã hội chính là vấn đề cốt lõi của dƣ luận xã hội. Sự hình thành dƣ luận xã hội phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái định hình của thái độ xã hội và vấn đề mà nó đều cập đến. Cũng tƣơng tự nhƣ mối quan hệ của dƣ luận xã hội với các ý kiến cá nhân, thái độ xã hội không phải là tập hợp cơ học của những thái độ cá nhân. Tuy vậy, sự hình thành của thái độ xã hội chịu sự tác động và có cơ sở là thái độ của cá nhân.

Thái độ là tâm thế chi phối cách hành động của chủ thể trƣớc các đối tƣợng. Trƣớc đó, chủ thể đã trải qua nhiều trải nghiệm đối với các đồ vật và ngƣời khác. Những trải nghiệm cũng để lại nhiều dấu vết tạo nên thái độ có thể xem nhƣ là tƣ thế chuẩn bị hành động tích cực hoặc tiêu cực. Đây không phải là tâm trạng xuất hiện trong một tình huống mà là một tâm thế bền vững khiến cho chủ thể có thiện cảm với đối tƣợng do hiểu biết hoặc do trải nghiệm.

Thái độ xuất phát chủ yếu từ những từ những thông tin nhận đƣợc về các đối tƣợng, có thể là thông tin trực tiếp phát ra từ đối tƣợng, hoặc cũng có thể là gián tiếp do ngƣời khác cung cấp cho. Sự tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng mang lại thông tin phong phú hơn và cho phép cảm nhận đối tƣợng về mọi mặt.

Có ngƣời có thể có thái độ, ý kiến về nhiều vấn đề khác nhau, song để trở thành dƣ luận xã hội thì đó là những thái độ đối với những mối quan tâm chung. Điều này phân biệt với những thái độ, ý kiến mang tính riêng tƣ cá nhân. Doob cho rằng dƣ luận xã hội “đề cập đến những thái độ của con người về một vấn đề khi họ là thành viên của cùng một nhớm xã hội” [5; tr 121]. Tuy nhiên, dƣ luận xã hội và thái độ không hoàn toàn đồng nhất với nhau, dƣ luận xã hội và thái độ khác nhau ở một số điểm:

- Dƣ luận xã hội thƣờng đƣợc xem là có thể quan sát đƣợc, những phản ứng bằng lời với một vấn đề hoặc với một câu hỏi trong khi đó thái độ là một khuynh hƣớng tâm lý mang tính che giấu.

- Dù cả dƣ luận và thái độ dều mang ngụ ý chấp nhận hay không thì thuật ngữ thái độ nhấn mạnh đến yếu tố ảnh hƣởng (thích hay không thích) còn thuật ngữ dƣ luận nặng về vấn đề nhận thức (đúng, sai, đồng ý hap không đồng ý, chấp nhận hay phản đối).

- Quan trọng nhất là thái độ đƣợc nhận thức theo truyền thống là phổ biến kéo dài đối với những vấn đề đƣợc xác định trong khi đó dƣ luận đƣợc xem là mang tính tình huống nhiều hơn, nhƣ liên quan đến một vấn đề cụ thể trong một bối cảnh cụ thể.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 41)