Khuôn mẫu tư duy.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 45)

Khái niệm khuôn mẫu tƣ duy (stereotype) hay còn đƣợc gọi là định khuôn là khái niệm cổ điển của tâm lý học xã hội. Những biến cố nổi bật và cả sự tiếp xúc lặp lại đóng vai trò quyết định cho việc hình thành những khuôn mẫu tƣ duy. Trong quá trình hình thành thái độ, một giai đoạn quan trọng là phát triển nhận thức bằng cách phân loại và phạm trù hoá các sự kiện xung quanh cá nhân. Có thể nói cảm nhận của chúng ta về thế giới lúc đầu rất hỗn độn. Bởi vì chúng ta lúc đó chƣa có những phạm trù (category) hoặc những lớp (class) để phân loại sự vật, hiện tƣợng. Điều này tuơng tự nhƣ khi chúng ta đến một khu vực nào đó hoàn toàn xa lạ với chúng ta trong khu đó chúng ta không hề có thông tin về khu vực này trƣớc đó. Chỉ sau một thời gian nào đó, mọi thứ sẽ đƣợc phân loại theo những cách thức nào đó và tƣ duy của chúng ta.

Nhu cầu phân loại các trải nghiệm của chúng ta chỉ mạnh mẽ ở thời kỳ thơ ấu và thời kỳ trƣởng thành bởi vì đó chính là thời kỳ chúng ta phải định hình về thế giới xung quanh. Hiểu một cách đơn giản, khuôn mẫu tƣ duy đƣợc hình thành nhƣ hệ thống niềm tin hay quan niệm của một cá nhân về các thành viên trong một nhóm xã hội nào đó. Những quan niệm này đƣợc đơn giản hoá tối đa, mang tính đánh giá cao và tính bảo thủ.

Định khuôn (hay khuôn mẫu tƣ duy), thuật ngữ do Lippman (1992) tạo ra, chỉ các phạm trù mô tả được đơn giản hoá mà chúng ta tìm cách đặt người khác hay các nhóm cá nhân vào đó.

Tuy nhiên, khuôn mẫu tƣ duy có thể bao gồm cả những thái độ tích cực và tiêu cực. Định kiến có thể tồn tại cả ở cấp độ cá nhân, cấp độ nhóm và cấp độ xã hội. Khuôn mẫu tƣ duy xã hội là những khuôn mẫu đƣợc nhiều cá nhân chia sẻ. Những khuôn mẫu tƣ duy mang tính cá nhân đặc thù thậm chí định kiến của những nhóm nhỏ lẻ thì không ảnh huởng nhiều đến dƣ luận xã hội nói chung. Chúng ta cũng biết, khuôn mẫu tƣ duy của một cá nhân không phải lúc nào cũng là sản phẩm của sự trải nghiệm riêng quanh ta về một vấn đề nào đó. Nó có thể bắt nguồn từ việc anh ta đọc đƣợc hay nghe đƣợc từ gia đình, bạn bè, hay xã hội …

Khuôn mẫu tƣ duy phát triển vì chúng hữu dụng. Chúng chuyển những phức tạp của thế giới xung quanh chúng ta thành những quy tắc đơn giản mà chúng ta có thể sử dụng trong suy nghĩ và quyết định của chúng ta. Tuy nhiên, không may là khuôn mẫu tƣ duy càng đơn giản, càng thuận lợi cho bản thân ngƣời có nó thì nó càng không chính xác. [48; tr 176 – 179].

Mục đích của sự phân tích dƣ luận xã hội dƣới góc độ tâm lý học xã hội là tìm ra căn nguyên của tâm lý xã hội (phong tục, tập quán, truyền thống, khuôn mẫu tƣ duy, đặc đỉêm của ý thức, tự ý thức …) của nhóm xã hội đã ảnh hƣởng đến nội dung, tính chất của dƣ luận xã hội hiện có.

Theo các nhà tâm lý học xã hội, căn cứ tâm lý xã hội của dƣ luận xã hội là khuôn mẫu tƣ duy của xã hội và tâm thế xã hội. Khuôn mẫu tƣ duy là

“quan niệm, suy lý, phán xét khái quát giản đơn, có khi phiến diện nhưng tương đối bền vững trong cộng đồng xã hội”. Khuôn mẫu tƣ duy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con ngƣời, của xã hội: Trong tôn giáo, trong đạo đức, chính trị … ở đâu chúng ta cũng có thể lấy ra các khuôn mẫu tƣ duy. Khuôn mẫu tƣ duy là sự giản đơn hoá kinh tế, song sự tồn tại của nó không hoàn toàn phi lý, trong khuôn mẫu tƣ duy chứa đựng yếu tố chân lý.

Có thể nói rằng thuật ngữ khuôn mẫu đƣa ra để nói đến biểu tƣợng bền vững đƣợc đơn giản hoá, khái quát hoá và sơ đồ hoá mỗi khi nhìn nhận đối tƣợng mà thiếu hụt thông tin. Khuôn mẫu là biểu tượng xã hội của cá nhân trong cùng một nhóm về đối tượng xã hội nào đó. Tất cả các thành viên của nhóm đều có biểu tƣợng giống nhau về đối tƣợng xã hội đó. Định khuôn xã hội có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Khi định khuôn nghiêng về ý nghĩa tiêu cực thì nó trở thành định kiến.

Khuôn mẫu tư duy là quan niệm, suy lý, phán xét khái quát, giản đơn, phiến diện nhưng có tính phổ biến và tương đối bền vững trong một cộng đồng xã hội.

1.2.2.5. Tâm thế xã hội.

Thuật ngữ tâm thế xã hội tƣơng đƣơng với attitude trong tiếng Anh. Các tác giả có thể dịch attitude là “tâm thế xã hội” hay sau này Lomov còn gọi là “thái độ chủ quan của cá nhân”.

Tâm thế xã hội là trạng thái đồng nhất của 3 yếu tố: nhận thức, tình cảm và ý chí. Trên thực tế, các khuôn mẫu tƣ duy không tồn tại tự nó mà tồn tại gắn liền với tình cảm và ý chí xã hội. Tâm thế xã hội là “trạng thái tâm lý, tinh thần, thể hiện tư thế sẵn sàng hành động của nhóm xã hội nhằm đối phó với đối tác nhất định”.

Tâm thế xã hội đƣợc định hình thông qua kinh nghiệm sống của nhóm xã hội. Nó có ảnh hƣởng nhất định đối với nội dung và tính chất phản ứng của nhóm xã hội đối tác.

Tâm thế không phải là hành động, mà chỉ là tƣ thế sẵn sàng hành động, hay nói cách khác chỉ là khuynh hƣớng ứng xử của nhóm xã hội theo một quy luật nhất định đối với đối tƣợng. Đối tƣợng có thể là con ngƣời, sự vật, sự kiện. Tâm thế là trạng thái tâm lý tích cực, nó thực hiện chức năng khởi động và hƣớng dẫn hành vi của nhóm xã hội. Tâm thế xã hội có thể tồn tại lâu dài, chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tâm thế thể hiện thái độ đánh giá của chủ thể đối với đối tác dƣới góc độ thiện cảm hay ác cảm,

hài lòng hay không hài lòng, nhất trí hay phản đối … Góc độ này thể hiện ý nghĩa, giá trị của đối tác đối với chủ thể.

Tâm thế xã hội gắn với khuôn mẫu tƣ duy thói quen, nếp nghĩ và các định hƣớng giá trị trong xã hội. Tâm thế xã hội liên kết với nhau theo hệ thống. Trong hệ thống này có những tâm thế giữ vị trí trung tâm, có sức mạnh chủ đạo, có những tâm thế có độ ổn định lớn nhƣ những tâm thế có liên quan đến tâm lý (gắn với phong tục, tập quán, truyền thống, thành kiến, định kiến, lịch sử, ca dao, huyền thoại... ). [34; tr 169 – 160]

Các nhà tâm lí học Xô viết coi thái độ là phản ứng (ứng xử) mang tính chủ thể với hiện thực khách quan, đƣợc hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia vào đó, thông qua hoạt động và giao tiếp của mình.

Tâm thế xã hội là kết cấu tâm lý xã hội thể hiện trạng thái sẵn sàng phản ứng của nhóm xã hội theo những cách thức nhất định trong những bối cảnh xã hội nhất định. Tâm thế xã hội đƣợc hình thành trên cơ sở các kinh nghiệm sống của nhóm xã hội. Nhiều nhà tâm lý học coi tâm thế xã hội nhƣ là nền tảng của dƣ luận xã hội.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 45)