Đánh giá của sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy (ý kiến của sinh viên và giảng viên)

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 97)

D: Đồng ý về cơ bản.

Đánh giá của sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy (ý kiến của sinh viên và giảng viên)

(ý kiến của sinh viên và giảng viên)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Máy chiếu OVH Ti vi, video Máy chiếu projector Máy vi tính Phòng thí nghiệm Phƣơng tiện chuyên dụng Băng, đĩa, âm thanh

Giảng viên Sinh viên

Theo nhƣ ý kiến đánh giá của sinh viên, các giảng viên cũng thƣờng sử dụng một số phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ máy chiếu projector (73%), máy vi tính (53.3%), tuy nhiên những “phương tiện chuyên dụng” cho từng môn học, từng ngành học lại chƣa đƣợc sử dụng nhiều (22.9%), máy chiếu OVH

hay băng đĩa âm thanh (4.5%) cũng vậy. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các phƣơng tiện giảng viên sử dụng thƣờng là phƣơng tiện chung có thể dùng cho nhiều môn học, nhiều ngành học, là những phƣơng tiện trình chiếu mà trong một trình độ nào đấy thƣờng là hiện đại hoá các bài giảng hay là biến thành các “bài giảng điện tử” mà thôi. Với điều kiện cơ sở vật chất của nƣớc ta hiện nay, thƣờng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất chung cho nhiều môn học, trang bị những phƣơng tiện có thể dùng chung cho nhiều môn, nhiều ngành mà chƣa đủ kinh phí để trang bị cơ sở vật chất riêng cho từng môn học hay từng ngành học. Tuy nhiên, với điều kiện đƣơng đại của nƣớc mình, do kinh phí không đáp ứng đựoc nên sinh viên phải tạm chấp nhận sự thiếu thốn của các phƣơng tiện kỹ thuật.

Khi đƣợc yêu cầu đƣa ra nhận xét về cơ sở vật chất của trƣờng mình thì số lƣợng các sinh viên lựa chọn phƣơng án đồng ý một phần là rất lớn. Ngoài ra, số lƣợng sinh viên hài lòng tƣơng đối với điều kiện cơ sở vật chất của trƣờng mình là tƣơng đối. Đây là vấn đề mà có số lƣợng sinh viên lựa chọn giữa các phƣơng án trả lời là tƣơng đối, cũng nhƣ không vấp phải sự phản ánh nhiều của sinh viên so với những nhận xét, đánh giá về phƣơng pháp giáo dục hay nội dung chƣơng trình. Không giống nhƣ trên báo chí hay trên các diễn đàn hay nhƣ đánh giá của các chuyên gia giáo dục trong các buổi hội thảo về giáo dục. Các sinh viên hầu nhƣ không phàn nàn nhiều về điều kiện vật chất cũng nhƣ không yêu cầu quá cao về vấn đề này. Ta có thể tạm thời lý giải nhƣ sau, báo chí phàn nàn nhiều về điều kiện vật chất dạy – học là do họ so sánh với điều kiện vật chất của các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới. Các nhà giáo dục hoặc các nhà khoa học lên tiếng về cơ sở vật chất vì họ có một tầm hiểu biết sâu sắc hơn về chuyên ngành hoặc về những môn học. Các nhà giáo dục hay các giảng viên biết đƣợc với những môn học nhƣ vậy, ngành học nhƣ thế thì điều kiện vật chất nhƣ vậy là chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của môn học hay của ngành học. Ngoài ra, do các sinh viên không có nhiều điều kiện để đi ra nƣớc ngoài hay tham quan điều kiện dạy học ở các nƣớc khác nên khó có thể có sự so sánh nhƣ

các giảng viên, những ngƣời có thể có điều kiện đi ra nƣớc ngoài học tập hoặc tập huấn để nâng cao trình độ. Cũng nhƣ vậy, khi không có cái để so sánh thì rất khó đƣa ra ý kiến. Cũng nhƣ vậy, điều kiện cơ sở vật chất không đƣợc các sinh viên đánh giá cao nhƣ phƣơng pháp dạy – học hay nội dung chƣơng trình dạy – học. Ở những cái rõ rằng và vật chất thì nhiều khi ta cần có vật chất để so sánh. Nhƣng với phƣơng pháp và nội dung giảng dạy thì không cần có cái cụ thể để so sánh. Có thể các sinh viên không có đủ tầm hiểu biết để đánh giá chƣơng trình một cách khách quan nhất nhƣ so sánh với các chƣơng trình của các nƣớc khác, nhƣng sinh viên là ngƣời trực tiếp tiếp nhận những nội dung hay phƣơng pháp giảng dạy, họ hoàn toàn có thể cảm nhận và đƣa ra những nhận xét, đánh giá từ việc rút kinh nghiệm của chính bản thân mình. Họ hoàn toàn có thể biết nó có tác dụng với họ hay không, họ có thích hay không.

Tuy nhiên, có một hiện trạng mà khá nhiều bạn sinh viên cho biết đó là tình trạng “cháy chỗ” ở thƣ viện khi vào mùa thi. Lúc đó, kiếm đƣợc một chỗ trên thƣ viện là rất khó. Vào mùa thi, để kiếm đƣợc một chỗ trên thƣ viện thì sinh viên phải đến sớm hơn.

Một giới hạn quan trọng của nội dung chƣơng trình giáo dục hiện nay là chậm đổi mới theo mục tiêu đào tạo, sa đà vào mặt “trí” đến độ quá tải mà thiếu hẳn các điều kiện để rèn luyện thể chất, năng lực theo mục tiêu đào tạo, nhất là về đạo đức, khả năng giao tiếp quan hệ trong xã hội năng động, đa chiều nhƣ hiện nay. (So sánh số giờ học, số môn học … sẽ thấy rất rõ mức độ lệch pha của nội dung chƣơng trình với mục tiêu đào tạo).

Hầu hết các trƣờng đại học không có đƣợc những trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt giải trí hay thể thao của sinh viên. Do đó, hoạt động thể thao trong các trƣờng đại học không đƣợc coi trọng nhiều ngoài trừ các trƣờng chuyên về thể dục thể thao.

Hiện nay, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học rất đƣợc dƣ luận quan tâm. Báo chí và các cơ quan truyền thông đã mở nhiều cuộc trao đổi xoay quanh vấn đề này. Cũng là những tín hiệu đáng mừng, nó phản ánh chủ trƣơng mạnh dạn xã hội hóa giáo dục và quyết tâm đổi mới giáo dục Đại học ở nƣớc ta, trong điều kiện khách quan đã chín muồi: Phải dạy học trong môi trƣờng dân chủ, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa để có đƣợc khâu đột phá về mặt đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, từ góc độ chuyên môn mà nói, vấn đề đặt ra không phải là dễ dàng. Giới giảng dạy và nghiên cứu khoa học giáo dục, dù đã có đƣa ra nhiều kiến giải sâu sắc và xác đáng, song vẫn còn lấn cấn và dè chừng ở mặt lý thuyết; thử nghiệm, thăm dò về mặt thực hành. Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng: từ lúc có chủ trƣơng đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp dạy học của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo (7/1998) cho đến nay, từng lúc, từng nơi chúng ta cũng đã có những thành công nhất định. Song công tác tổng kết, kịp thời phổ biến rút kinh nghiệm thì còn chậm chạp.

Dạy học vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Nghề này đòi hỏi ở ngƣời thầy sự hiểu biết đến mức uyên thâm về tri thức cơ bản và lại luôn đƣợc bổ sung, đổi mới, đồng thời lại phải có nhiều phƣơng pháp để vận dụng trong những tình huống cụ thể và phù hợp nhất. Những phƣơng pháp này lại phải luôn đƣợc “mài sắc, gọt, giũa” trong thực tiễn giảng dạy. Nhân cách của ngƣời thầy cùng sự say mê, yêu nghề, dành tất cả tâm hồn và sức lực cho nghề này là bí quyết để đi đến những thành công trong sự nghiệp trồng ngƣời của chúng ta.

Chúng ta cần phương pháp dạy học ngày nay là dạy học hướng vào người học, dạy học “cá thể”, đòi hỏi giáo viên phải có thời gian định hướng, chỉ dẫn cho từng học sinh và đánh giá học sinh ngay trong quá trình dạy học; đòi hỏi nhà trường phải có điều kiện cho học sinh thực hành và tự học để học sinh vừa tiếp nhận tri thức, vừa rèn luyện kỹ năng.

Để có thể thực hiện đƣợc việc giảng dạy và học tập tốt, trƣớc hết, chúng ta cần thay đổi quan niệm dạy học truyền thống, coi thầy là chủ

đạo, quyết định – “trăm sự nhờ thầy”. Quan niệm này khó thay đổi một sớm, một chiều ở bậc đại học khi chúng ta đón nhận một thế hệ học sinh bao năm đƣợc định hình với lối học nhƣ vậy ở phổ thông. Sinh viên quen học thụ động từ nhỏ, luôn lắng nghe dù chƣa chắc đã luôn thấu hiểu, ngại nêu ý kiến, ngại tranh luận, không chuẩn bị bài và cũng không biết chuẩn bị nhƣ thế nào,... sinh viên bận bịu (công việc (?), học thêm,...), thiếu thời gian tự học. Sinh viên đến lớp với quan niệm “đƣợc chữ nào hay chữ ấy” nên ngƣời dạy khó dùng phƣơng pháp “pháp huy nội lực”.

Tuy nhiên, không chỉ do sinh viên, cách giảng dạy ở đại học cũng là một vấn đề cần đƣợc xem xét. Với 84.1% sinh viên cho biết phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu mà mình đƣợc học trên lớp là phương pháp diễn giảng, cũng nhƣ 91.6% giảng viên cho rằng đây là phƣơng pháp đƣợc mình ƣu tiên sử dụng nhiều nhất trong khi giảng đã cho thấy ƣu thế gần nhƣ tuyệt đối của phƣơng pháp này trong một số trƣờng đại học hiện nay. Mặc dù theo các gỉảng viên, hiệu quả của phƣơng pháp diễn giảng chỉ là bình thƣờng (75%), thậm chí có một số các giảng viên cho rằng phƣơng pháp này ít đem lại hiệu quả (13.9%) trong khi số lƣợng các giảng viên cho rằng phƣơng pháp giảng dạy này là hiệu quả chỉ là một con số không lớn 11.1% nhƣng phƣơng pháp này vẫn đang chiếm thế áp đảo trong các phƣơng pháp giảng dạy đƣợc giảng viên lựa chọn. Và theo một số lƣợng khá lớn sinh viên, chiếm 68.7% đã cho biết rằng mình không thích phƣơng pháp giảng dạy đang đƣợc áp dụng. 68% sinh viên này nằm trong số 84.1% sinh viên cho biết phƣơng pháp giảng dạy mình hay đƣợc học nhất chính là phƣơng pháp diễn giảng. Nhƣ vậy cả thầy cô giáo lẫn sinh viên đều không thích và cũng không đánh giá cao hiệu quả của phƣơng pháp diễn giảng. Tại sao một phƣơng pháp giảng dạy không đƣợc đánh giá cao lại có thể do chính những ngƣời không đánh giá cao sử dụng nhƣ vậy? Điều gì đã dẫn đến chuyện tréo ngoe này?

Nếu nhìn vào biểu đồ dƣới đây, ta có thể thấy sự đối lập giữa phƣơng pháp mà các giảng viên thƣờng hay sử dụng và hiệu quả của nó. Phƣơng

pháp diễn giảng – phƣơng pháp mà đến 91.6% các giảng viên cho biết mình thƣờng hay sử dụng trong khi giảng bài lại chỉ đƣợc có 11.1% các giảng viên đánh giá là có hiệu quả và 8.4 % giảng viên đánh giá là có hiệu quả với sinh viên mà thôi. Trong khi đó, các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp thảo luận nhóm, tự nghiên cứu, trình diễn (thực hành, thực tập), phƣơng pháp bài luyện (bài tập lớn, tiểu luận), hay phƣơng pháp tham quan thực tế, đóng vai đƣợc các giảng viên đánh giá là có hiệu quả cao hơn nhiều thì tỷ lệ đƣợc các giảng viên chọn lựa lại rất thấp.

Biểu đồ 3.6:

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)