Phương pháp dạy – học đại học.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 54)

Thuật ngữ “phƣơng pháp” bắt nguồn từ Hy Lạp “methodos” – nguyên văn là con đƣờng đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục đích và bằng một hình ảnh nhất định, nghĩa là một hành động đƣợc điều chỉnh. Ta có thể hiểu phƣơng pháp là “cách thức, là con đường, phương tiện để đạt tới các mụch đích nhất định, để giải quyết các phạm trù nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn”. [35; tr 151]

Phƣơng pháp dạy – học là những cách thức hoạt động tƣơng tác đƣợc điều chỉnh của các giáo viên và học sinh hƣớng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy – học. Ngoài ra, phƣơng pháp dạy – học là con đƣờng chính yếu, cách thức làm việc phối hợp, thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy truyền đạt nội dung trí dục để trên cơ sở đó, và thông qua đó mà chỉ đạo sự học tập của trò, còn trò thì lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học của bản thân, để cuối cùng đạt tới mục đích dạy – học.

Phƣơng pháp dạy – học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động chung của ngƣời dạy (giảng viên) và ngƣời học (sinh viên) nhằm giúp ngƣời học nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. “Phương pháp dạy học là một khoa học và cũng là một nghệ thuật” [27; tr 39]. Nhƣng dạy học đại học không chỉ có dạy kiến thức mà còn là dạy nhận thức, dạy kỹ năng và dạy cảm nhận tuỳ theo từng loại khoa học và mục tiêu đào tạo.

Theo TS Lƣu Xuân Mới, phƣơng pháp dạy – học đại học là tổng hợp các cách thức hoạt động tƣơng tác đƣợc điều chỉnh của giảng viên và sinh viên, trong đó hoạt động dạy là chủ đạo, hoạt động dạy là tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy – học ở đại học, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý nghiệp vụ có trình độ đại học. [35; tr 166 – 167]. Phƣơng pháp dạy là cách thức hoạt động của giảng viên truyền đạt cho sinh viên nội dung trí dục và tổ chức, điều khiến hoạt động nhận thức và thực tiễn của sinh viên nhằm đạt đƣợc mục đích dạy – học.

Phƣơng pháp học là cách thức hoạt động của sinh viên dƣới sự chỉ đạo sƣ phạm của giảng viên tự giác, tích cực, tự lực tiếp thu (lĩnh hội) nội dung trí dục và tự tổ chức, tự điều khiển quá trình nhận thức và hoạt động của bản thân nhằm đạt đƣợc mục đich dạy – học.

Tuy nhiên, việc định nghĩa phƣơng pháp dạy – học đại học nhƣ vậy liệu có còn phù hợp trong thời đại ngày nay. Ngày nay, việc hoạt động dạy của ngƣời thầy có còn chiếm vị trí quan trọng nhất, là quá trình chủ đạo

trong hoạt động dạy – học đại học ko hay việc ngƣời học mới là ngƣời chiếm giữ vị trí quan trọng nhất tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi ngƣời. Về phần mình, quá trình dạy vẫn là một quá trình quan trọng và không thể thiếu nhƣng quá trình học mới là quá trình quan trọng nhất trong quá trình dạy – học đại học. Ở đại học, việc học tri thức chỉ là một phần của quá trình dạy – học mà ngƣời học còn phải học đƣợc phƣơng pháp nắm bắt tri thức, các kỹ năng kỹ xảo và phát huy tính tự chủ, sáng tạo… của ngƣời học. Việc tự ý thức và nắm bắt của sinh viên là thành tố quan trọng nhất để quá trình dạy – học thành công. Ngƣời thầy ở đây không giữ vị trí trung tâm mà chỉ là ngƣời hƣớng dẫn phƣơng pháp, gợi mở và dẫn dắt sinh viên tìm ra và nắm bắt các phƣơng pháp học của riêng mình.

Phƣơng pháp dạy học đại học mặc dù có kế thừa và phát triển phƣơng pháp dạy – học của các cấp, bậc phổ thông, tuy nhiên vẫn nổi bật tính đặc thù và tính đa dạng của nó. Phƣơng pháp dạy – học ở đại học chuyển từ việc truyền đạt thông tin khoa học sang việc tổ chức các quá trình nhận thức, giảng dạy không chỉ là cung cấp hoặc “nhồi nhét” thông tin mà chỉ đạo, hƣớng dẫn sinh viên tự mình tìm ra thông tin mới, mở rộng, đào sâu tri thức, tự mình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo cho mình.

Tính nghệ thuật của việc dạy – học đại học thể hiện ở năng lực truyền đạt của giảng viên là sao cho khơi dạy đƣợc tiềm năng tiếp thu, phát triển và sáng tạo của ngƣời học để ngƣời học nâng cao nhận thức, để cảm nhận và nhất là để có kỹ năng cao. Nhƣ vậy ngƣời dạy cần phải biết đƣợc sinh viên của mình muốn gì, cần gì để đáp ứng nhu cầu của họ cũng nhƣ kích thích hứng thú học tập, tìm hiểu trong họ.

Phƣơng pháp dạy – học là thành tố quan trọng nhất của quá trình dạy – học do hai chủ thể cùng tiến hành: ngƣời dạy thực hiện hoạt động dạy và ngƣời học thực hiện hoạt động học.

Phƣơng pháp dạy – học đại học rất cần các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ để hoạt động dạy – học đạt chất lƣợng và hiệu quả cao.

Theo S.J.Hildalgo thì có khoảng 60 phƣơng pháp dạy – học đại học khác nhau, mỗi phƣơng pháp đều có những điểm mạnh và yếu. Các điểm mạnh và yếu đó lại tăng hay giảm, thay đổi các điểm mạnh thành điểm yếu hoặc ngƣợc lại, tuỳ theo vào đặc điểm của từng môn học, mỗi cấp học và mục tiêu đào tạo.

Tuy nhiên, có thể phân các phƣơng pháp dạy – học đại học thành 2 nhóm chính:

- Nhóm 1: gồm các phƣơng pháp dạy – học thụ động hoá ngƣời học hay còn gọi là phƣơng pháp dạy học lấy ngƣời dạy là trung tâm.

- Nhóm 2: gồm các phƣơng pháp dạy – học chủ động hoá ngƣời học hay còn gọi là phƣơng pháp dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm.

Trên cơ sở những định hƣớng về phƣơng pháp giáo dục, có thể tổng kết các phƣơng pháp dạy – học ở đại học và nêu lên 4 phƣơng pháp tiêu biểu: phƣơng pháp giáo dục truyền thống, phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp giáo dục tích cực, phƣơng pháp giáo dục hiện đại.

- Theo phƣơng pháp giáo dục truyền thống: thì nội dung dạy học là khuôn mẫu theo kiểu “khuôn vàng thƣớc ngọc”, cách dạy là giáo viên “thầy nói trò ghi”. Giáo viên độc thoại, chủ động truyền đạt kỹ năng còn ngƣời học tiếp thu một cách thụ động và cứ nhƣ thế mà làm theo, không cần có ý kiến thay đổi gì cả. Mục đích của dạy – học là nhắc lại những gì thầy cô dạy. Đây là phƣơng pháp có lịch sử lâu đời nhất, rất tiếc rằng ở nhiều trƣờng đại học có một số giảng viên vẫn quen dùng phƣơng pháp này.

- Theo phƣơng pháp đàm thoại: nội dung dạy – học có tính chất định hƣớng, việc dạy – học thông qua đàm thoại bằng các câu hỏi nêu vấn đề, gợi ý cách giả quyết vấn đề để đi đến tri thức. Mục đích dạy – học là tái hiện, tái nhận tìm thấy lại (nhớ lại) những gì thầy dạy. Phƣơng pháp này giúp sinh viên có phần chủ động hơn trong nhận thức.

- Theo phƣơng pháp giáo dục tích cực: nội dung dạy – học mang tính khêu gợi và mục đích dạy – học là tái tạo (tự tạo) tri thức. Sinh viên tự tìm ra kiến thức bằng hành động, thao tác... Giáo viên đối thoại với sinh viên,

giáo viên hợp tác và trao đổi với sinh viên và giáo viên khẳng định kiến thức do sinh viên tìm ra. Giáo viên là ngƣời thiết kế tổ chức còn bản thân sinh viên tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo. Cách dạy – học nhƣ thế này ko chỉ giúp sinh viên học cách học mà còn giúp họ học cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và trƣởng thành trong cuộc sống.

- Phƣơng pháp dạy học theo vấn đề thƣờng dựa trên loại hoạt động trí tuệ quy nạp sang diễn dịch nghĩa là đi từ cái riêng đến cái chung, từ kiến thức đã có sang kiến thức mới. Thầy tạo tình huống và điều kiện để giải quyết vấn đề, trò tham gia giải quyết vấn đề. Kiểu này có ƣu điểm là gắn con đƣờng giải quyết vấn đề với thực tế, rèn luyện tƣ duy sáng tạo, đáp ứng yêu cầu dạy học ngày nay nhƣng dễ bị tốn thời gian đến 3 lần nhƣng sức sáng tạo cũng tăng khoảng 3 lần, thích hợp với việc giảng dạy trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh.

- Theo phƣơng pháp giáo dục hiện đại: nội dung dạy – học mang tính chất giải phóng, không bị gò bó, áp đặt, sinh viên có thể nêu những quan điểm, ý kiến riêng, độc đáo của mình có liên quan đến nội dung, thậm chí có thể đề xuất những đề tài mới cần phát triển và đi sâu nghiên cứu. Mục đích của dạy học là sáng tạo. Thầy đóng vai trò tác nhân mờ nhạt, còn sinh viên đƣợc giải phóng, tự học, tự giáo dục.

Mỗi phƣơng pháp dạy – học đại học nêu trên đều có những mặt mạnh, mặt yếu của mình và tác dụng của nó cũng rất khác nhau, không nên coi phƣơng pháp nào là vạn năng và cũng không nên loại trừ bất kỳ phƣơng pháp dạy – học nào. Việc lựa chọn và áp dụng phƣơng pháp dạy – học nào là tuỳ thuộc vào nội dung dạy – học cụ thể và đặc điểm cá nhân của chủ thể sử dụng phƣơng pháp đó.

Các phƣơng pháp dạy – học đại học rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Sự phân loại hợp lý các phƣơng pháp dạy – học đại học là cơ sở khoa học cho việc tìm, chọn và vận dụng hợp lý các phƣơng pháp dạy – học, là nền tảng cho sự sáng tạo phong phú của giảng viên về mặt phƣơng pháp

dạy – học, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học. Ngày nay, các phƣơng pháp dạy – học đại học thƣờng đƣợc phân loại theo các dấu hiệu sau:

- Nhóm các phƣơng pháp theo mục đích lý luận dạy học:

 Các phƣơng pháp dạy – học dùng khi nghiên cứu tài liệu mới.

 Các phƣơng pháp dạy – học dùng khi củng cố kiến thức.

 Các phƣơng pháp dạy – học dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (luyện tập)

 Các phƣơng pháp dạy – học dùng khi khái quat hoá và hệ thống hoá kiến thức (ôn tập, tổng kết)

 Các phƣơng pháp dạy – học dùng khi kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi tập hợp lớn các phƣơng pháp dạy – học nói trên lại đƣợc phân chia thành ba nhóm phƣơng pháp dạy – học.

 Nhóm phƣơng pháp dạy – học dùng sử dụng ngôn ngữ: Phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp vấn đáp, phƣơng pháp sử dụng tài liệu học tập và sách giáo khoa

 Nhóm phƣơng pháp dạy – học trực quan: Phƣơng pháp minh hoạ, phƣơng pháp biểu diễn thí nghiệm, phƣơng pháp quan sát.

 Nhóm phƣơng pháp hoạt động tự lực của sinh viên.

Nếu theo thao tác cụ thể của hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy – học, có thể chia thành những phƣơng pháp dạy – học cụ thể với tên gọi cụ thể: thuyết trình, đàm thoại, trình bày trực quan, trình bày thí nghiệm, quan sát, luyện tập, ôn tập, làm bài kiểm tra, sử dụng sách và tài liệu tham khảo, sử dụng băng ghi âm, ghi hình, độc lập làm thí nghiệm…

Vì kết quả của giáo dục đại học là đào tạo ra những con ngƣời tự chủ, năng động, biết tìm tòi sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, biết độc lập suy nghĩ, dám vƣơn lên, biết tự đƣa ra những quyết định và dám đƣơng đầu với thách thức nên việc lựa chọn và kết hợp tối ƣu các phƣơng pháp dạy – học đại học là cần thiết. Việc lựa chọn và kết hợp tốt các

phƣơng pháp giáo dục đại học sẽ giúp cho cả ngƣời dạy và ngƣời học đạt đƣợc tới những mục đich và kết quả cao nhất trong học tập và cuộc sống.

Một phần của tài liệu Dư luận của sinh viên đánh giá về nội dung chương trình, điều kiện vật chất dạy - học, phương pháp dạy - học đại học hiện nay (Trang 54)